CÂY HOA PHẤN

Hoa phấn

Tên khác Hoa phấn, Bông phấn, Sâm ớt, Thảo mạt lợi, Tử mạt lợi, La ngot, pea ro nghi (Campuchia), Yên chư hoa (Thảo hoa phổ), Phấn cát hoa, Tiểu niêm châu, Trạng nguyên hồng (Hoa kính), Dạ phồn hoa (Cương mục). Tên tiếng trung: 紫茉莉 Tên khoa học: Mirabilis jalapa L Họ khoa học: Họ hoa giấy (Nyctaginaceae). Cây hoa phấn (Mô tả, hình ảnh cây hoa phấn, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gẫy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn. Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây – Radix et Herba Mirabitis. Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Mehico, được nhập trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, cũng trồng ở các vườn thuốc. Trồng bằng hạt, độ 4-5 tháng thì có củ dùng được. Cây không kén chọn đất và nếu có đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to. Thu hoạch rễ củ quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột. Thành phần hóa học: Có alcaloid trigonellin. Tính vị, tác dụng: Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ. Ở Ấn Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu; còn lá làm dịu, giảm niệu. Công dụng: Mát nóng, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, giải độc, tiêu sưng, trị viên tuyến biên đào, kinh nguyệt không đều, cổ tử cung rữa nứt, viêm tuyến tiền liệt, cảm nhiễm hệ tiết niệu, phong thấp khớp gối, nhức đầu. Đắp ngoài chữa viêm tuyến vú, đập đánh bị tổn thương, lở loét, đinh nhọt, mụn vảy nhỏ, bệnh ngứa. Chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Viêm amidan 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến; 3. Đái tháo đường, đái ra dưỡng trấp; 4. Bạch đới, băng huyết, kinh nguyệt không đều; 5. Tạng khớp cấp. Dùng ngoài trị viêm vú cấp, đinh nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bầm giập, eczema. Hoa dùng trị ho ra máu. Dùng rễ 15-20 g dạng thuốc sắc, hoặc dùng 6-16g bột. Nghiền cây tươi để đắp ngoài, hoặc đun sôi lấy nước rửa. Kiêng kỵ Phụ nữ có thai không dùng. Đơn thuốc: 1. Viêm amygdal: chiết dịch lá tươi và đắp vào chỗ đau. 2. Ho ra máu. Hoa 120g, chiết dịch và trộn với mật ong uống. Tham khảo Theo Trung Quốc Dược học đại từ điển: Tính chất:Cây hoa phấn có tính chất hơi ngọt, không độc Chủ trị: Đàn bà ung vú, con trai lâm trọc (đái rắt, đái đục) cùng trừ phong hoạt huyết. Phối hợp: nên kiêng sắt. Cương mục thập di nói: Rễ của cây hoa phấn, tính bẩm thụ thuần âm, trong cái mềm có cái cứng, ăn lâu sợ xương mềm. Cho nên người dương hư nên kiêng. Hạt cây hoa phấn Tên cổ: Hạt cây hoa phấn còn gọi là Thổ lại sơn (Cương mục thập di). Tính vị: Tính lạnh. Chủ trị: Có tác dụng trừ ban nốt ruồi trên mặt, trị cả hạt cơm, cạo lấy bột đắp. Công dụng, liều dùng: Nước ta hiện nay rất ít dùng, chỉ một vài nơi có dùng với tên sâm như trên. Tại campuchia vùng Batambang giã nagts xoa bóp chữa sốt. Trẻ con thường lấy hoa đỏ nghiền nát bôi vào má cho hồng. Dùng phấn trong quả rất trắng dùng đề xoa mặt. Một số nước giá nát, đắp lên vết thương, lá và rễ sắc uống chữa ngộ độc đường tiêu hóa và làm thuốc tẩy. Nước ngoài dùng liều 1-2g rễ khô cho tẩy mạnh hoặc 0,1 – 0,4g làm thuốc nhuận tràng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: