YẾN THÁI
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh viêm họng Nói chuyện với thầy thuốc Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính Tên khác: Tên thường gọi: Yến thái có tên gọi Hải yến, Huyền điểu, Du hà ưu điểu, Yến oa, Yến thái, Quan yến, Kim ty yến. Tên khoa học: Collocalia- vũ yến Apodidae Cây Yến thái (Mô tả, hình ảnh cây Yến thái, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả: Hải yến giống con chim én, cũng gọi là yến, nhưng lông không đẹp, hót không hay, mình nhỏ, cánh dài và nhọn, đuôi ngắn mỏ cong, lông ở lưng và bụng màu xám, lông đuôi và cánh đen như huyền do đó người ta thường gọi loại yến này là “ huyền điểu” Bộ phận dùng: Yến sào( tổ yến) Thành phần hóa học: Phân tích tổ yến người ta thấy có gần 50% chất proteit, 30% gluxit, 6.19% tro, trong protit thấy có 2.7% histidin, 2.7% acginin, 2.4% xystin, 1.4% tryptophan, 5.6% tyrosin. Vị thuốc Yến thái (Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….) Tính vị: Vị ngọt, tính bình Qui kinh: Vào hai kinh Phế và vị Tác dụng: Bổ phế dưỡng âm, tiêu đờm chỉ khái Chủ trị: Cơ thể hư yếu, ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn thổ huyết Kiêng kỵ: Người biểu tà, tỳ vị hư hàn không dùng Đơn thuốc kinh nghiệm: Dùng làm thức ăn bổdưỡng trong các bữa tiệc, yến sào( tổ yến) 6-10g cho vào túi vải thêm nước sôi vào để lắng sau đó uống.