Cây nhàu
Tên khác: Tên dân gian: cây ngao, nhầu núi, giầu, noni Tên khoa học: Morinda citrifolia L Họ khoa học
: Thuộc họ cà phê ( Rubiaceae ) Cây nhàu ( Mô tả, hình ảnh cây nhàu, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả: Cây nhàu là một cây thuốc quý, cây cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm Phân bố thu hái chế biến: Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii. ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, lá, vỏ, rễ Thành phần hóa học: Vỏ, quả và rễ chứa glucozit anthraquinonie, alkaloids, polysaccharides, sterol (quả và lá ), riêng quả còn có proxeronine, coumarin …. Tác dụng dược lý: Nhuận tràng nhẹ và lâu dài, Lợi tiểu nhẹ Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm Hạ huyết áp Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do. Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu. Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban. Vị thuốc cây nhàu ( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Công dụng Quả nhàu Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thüng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều. Lá nhàu: Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu. Rễ nhàu: Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ). Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng mỗi ngày uống 30 – 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả. Nhân dân miền nam việt nam thường dùngnhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo …(Đỗ Tất Lợi -Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ) Theo Dược thảo toàn thư của ANDREWCHEVALLIER FINMH ( Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM xuất bản năm 2006) thì “Từ cuối những năm 1990 công dụng thuốc của cây noni lan nhanh và hiện nay được dùng làm thuốc ở dạng thức ăn có những hiệu quả bất ngờ. nó được dùng để chữa các bệnh như béo phì, Tiểu đường, ung thư, đau nhức, giảm khả năng miễn dịch, cao huyết áp, bệnh tim và suy nhược… với một bảng danh sách các bệnh như thế này nhiều người hoài nghi về giá trị thuốc của cây noni. Tuy nhiên quả và nước ép của cây noni hầu như không gây hại, có tác dụng chữa nhiều bệnh mạn tính như đau nhức, các bệnh nhiễm trùng như viêm khớp, bệnh tim, các bệnh về tuần hoàn và ung thư, trong truyền thống nước ép noni còn dùng làm nước súc miệng. Nước ép của cây noni là thức uống tốt nhất khi dạ dày trống rỗng. Nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu còn hạn chế về cây noni cho rằng quả của cây có tiềm năng thuốc quan trọng. Một số nghiên cứu cho rằng quả của cây noni có đặc tính giảm đau, kích thích miễn dịch và chống ung thư. Có nghiên cứu cho rằng cây noni chứa lượng Proxeronine hợp lý mà cơ thể cần để sản xuất ra xeronine. Chất alkaloids này hoạt động trong các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, làm lành và hổ trợ hoạt động của tế bào. Khi bị căng thẳng hay nhiễm trùng, nhu cầu của cơ thể về xeronine tăng lên, nhiều người thiếu Proxeronin để có thể duy trì đủ lượng xeronine cần thiết.” Chính vì cây noni không có độc tính mà lại chữa được nhiều bệnh, nên có rất nhiều công ty dược chế nước ép chiết xuất từ trái nhàu với tên noni dùng để uống hàng ngày, chữa và phòng bệnh. Cách dùng, liều dùng: Rễ cây nhàu 20-30g khô/ngày, lá tươi 8-20g. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhàu Chữa huyết áp cao Rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng. Nhức mỏi tay chân, đau lưng: Quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml. Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày. Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. * Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),… Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng). Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng). Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối. Tham khảo Cách sử dụng quả nhàu có hiệu quả Ngoài cách sắc uống, còn có thể dùng theo các cách sau: Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng – điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương… Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu. Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau. Còn nếu bạn muốn ăn quả Nhàu tươi thì hái quả Nhàu chín cây chấm muối ăn ngay hoặc quả Nhàu già gần chín (mắt quả mở to và chuyển từ màu lục sang trắng hồng), đem vào gấm trong hủ muối cho chín mùi, ăn ngày 1-2 quả. Ăn Nhàu tươi hoặc uống thuốc nhàu thường xuyên rất tốt chứ không có hại gì. Vì nhàu cung cấp cho ta một enzim, giúp cơ thể tiết ra endorphin, một chất được gọi là ma túy nội sinh, giúp ta cảm thấy vui vẻ khoan khoái, giảm đau, chống buồn phiền, giảm căng thẳng thần kinh (stress), nhờ đó giảm huyết áp. Dùng liều cao gấp đôi, có thể giúp các cơn nghiện rượu, nghiện thuốc lá và cả ma túy nếu người nghiện có quyết tâm cao để cai. Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường. Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe. Liều dùng đối với nước ép quả nhàu Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì: • Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml. • Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều. • Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày. • Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày. • Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 180-240ml/ngày. • Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Bệnh về mắt thì có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt.