Dây gắm
Tên khác Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gắm lót, vương tôn. Tên khoa học Cnetum montanum Mgf. Thuộc họ Dây gắm Gnetaceae. Cây Dây gắm ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả: Cây gắm là một loại dây leo trên các cây to tới 10-12m, thân rất nhiều mấu. Lá mọc đối hình trứng thuôn dài tới 30cm, rộng 12cm. Hoa khác gốc. Nón đực mọc thành chùm dài 12-23mm, rộng 11-13mm, bóng, trên phủ một lớp như sáp. Phân bố: Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây. Vị thuốc Dây gắm ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Công dụng: Trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộđộc, còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Liều dùng Ngày dùng 15-20 hay 30g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Tính vị , qui kinh Vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Dây gắm Chữa lở sơn: Lấy rễ gắm 20g, cho 300ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml, ngày uống 2 lần. Hỗ trợ chữa trị phong thấp: Rễ gắm, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g, cho 500ml, sắc còn 200, ngày 2 lần. Dùng liền 15 ngày. Hỗ trợ chữa trị đau nhức gân xương: Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm cửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20g thái nhỏ phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, đậy kín, sau 15 ngày, mỗi ngày uống một chén nhỏ, uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng mà có thể gia giảm các vị trên.