DIỆP HÒA THÁI

Chó đẻ răng cưa

Tên khác Tên thường gọi: Chó đẻ còn gọi là Diệp hạ châu, Diệp hòe thái, Lão nha châu, Prak phle. Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L. Họ khoa học: Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây Chó đẻ (Mô tả, hình ảnh cây Chó đẻ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cây chó đẻ răng cưa là một loại cỏ mọc hằng năm, cao chừng 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường có màu đỏ. Lá mọc so le,lưỡng lệ trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu xanh lơ, không cuống hay có cuống rất ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu nâu đỏ, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống, hoặc có cuống rất ngắn. Đường kính quả có thể đạt tới 2mm, treo lủng lẳng dưới lá, do đó có tên là diệp hạ châu có nghĩa là hạt dưới mặt lá. Hạt 3 cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang. Phân bố: Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta cũng như ở khắp các vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi có khi phơi khô. Phân biệt: Ngoài ra người ta còn dùng cây Chó đẻ quả tròn (Phyllanthus niruri Linn) đó là cây thảo mọc hàng năm, nhẵn. Thân màu hồng nhạt, các cành có góc. Lá thuôn, tù cả gốc lẫn đầu. Lá kèm hình dùi trong suốt. Cụm hoa ở nách gồm 1 hoa đực và 1 hoa cái hoặc chỉ có hoa cái. Hoa đực có cuống rất ngắn, đài 5-6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật gồm những tuyến rất bé, nhị 3. Hoa cái cũng có cuống ngắn, đài 5-6 giống ở hoa đực nhưng rộng hơn một ít, đĩa mật hình đấu có 5 thùy sâu, các vòi nhụy rất ngắn, rời nhau chẻ đôi ở đầu, bầu hình cầu. Quả nang hình cầu. Ra hoa từ tháng 1-10. Cây mọc dại trong vườn, gặp khắp nơi trong nước ta. Kinh nghiệm nhân dân làm thuốc thông tiểu, thông sữa. Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng. Phần dùng làm thuốc: Toàn cây.  Vị thuốc Diệp hạ châu ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị: Vị hơi đắng ngọt, tính mát Công dụng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu. Chủ trị: Trị trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau. Liều dùng: Dùng khô từ 15-30g, tươi 30-60g. Sắc uống. Có khi dùng tươi gĩa đắp nơi nhọt, lở  Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Diệp hạ châu Chữa bệnh viêm gan B:  Diệp hạ châu 30g, nhân trần 12g, chi từ 8g, sài hồ 12g, cùng hạ khô thảo 12g, ngày sắc uống một thang. Chữa viêm gan, viêm ruột tiêu chảy, vàng da: Diệp hạ châu đắnh 40g, mã đề 20g, cây dành dành 12g, sắc lên rồi dùng. Chữa bệnh sốt rét: Cây chó đẻ 8g, dây hà thủ ô, lá cây mãng cầu tươi, thảo quả, thường sơn, dây gớm, mỗi loại lấy 10g, hạt cau, dây cóc, ô mai, mỗi vị lấy 4g sắc với 600ml nước, sau khi sắc xong còn khoảng 200ml nước đem chia làm hai phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Nếu dùng mà vẫn chưa hết thì cho thêm sài hổ 10g. 4. Cách sử dụng diệp hạ châu chữa bệnh Chữa viêm gan siêu vi. Diệp hạ châu đắng 16g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hoà bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài. Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt. Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà. Chữa sạn mật, sạn thận Diệp hạ châu đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày. Cách chữa sốt rét bằng diệp hạ châu Diệp hạ châu đắng 16g, Thảo quả 12g, Thường sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g. Sắc uống. Nhân dân rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu,mụn nhọt. Còn có tác dụng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn. Ngày uống 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc mà uống. Dùng ngoài không kể liều lượng. Tham khảo Lưu ý: Diệp hạ châu không có độc tính, độ an toàn cao ngoại trừ một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Tuy nhiên, Diệp hạ châu có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn, dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Do đó, những trường hợp nầy nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hoà bớt tính mát của Diệp hạ châu. Gần đây có một số thông tin cho rằng uống Diệp hạ châu có thể gây vô sinh. Điều nầy có lẻ bắt nguồn từ 1 nghiên cứu về tác dụng ngừa thai của Diệp hạ châu trên trên loài chuột của các nhà khoa học trường Đại học Gujaret ở Ấn độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho chuột uống cao toàn thân cây Diệp hạ châu liều 100mg/kg thể trọng đối với chuột cái hoặc 500mg/kg thể trọng đối với chuột đực có thể tạm thời ức chế khả năng sinh sản trong thời gian thí nghiệm 30 ngày (chuột cái) hoặc 45 ngày (chuột đực). Sau khi ngưng uống Diệp hạ châu, khả năng nầy phục hồi bình thường. Điều nầy khác với vô sinh. Hơn nữa chỉ mới là thử nghiệm ban đầu trên loài vật. Tuy nhiên, những người đang muốn có con không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: