CỎ SẢ

Cây sả

 

 

Tên khác

Còn gọi là cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao.

Tên khoa học Cymbopogon Citratus (DC) Stapf.

Thuộc họ lúa – Poaceae. Ngoài ra, còn có Sả Java hay Sả xoè (Cymbopogon Winterianus Jowitt)

Cây sả

( Mô tả, hình ảnh cây sả, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Mô tả

Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.

Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.

Sả có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm… Thường được chỉ định dùng điều trị:

Thành phần hoá học

Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)

Vị thuốc sả

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Công dụng:

1. Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy

2. Có thể nấu phối hợp với Hương nhu, Húng chanh, Bưởi… để xông giải cảm, sốt.

3. Trị bệnh Thấp khớp, xoa bóp các vết bầm dưới da, cầm máu; kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh.

Liều dùng:

10-20g

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sả

Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:

Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.

Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi:

Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Giải cảm:

– Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.

– 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.

– Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).

– Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.

Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai: 

Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.

Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực:

Lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.

Trị nhức đầu: 

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.

Trị ho: 

Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.

Sạch răng miệng: 

Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.

Tham khảo

Những lưu ý khi dùng cây sả

Do sả có tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi nên chỉ thích hợp dùng để trị các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. VD: Khi bạn bị cảm lạnh do đi mưa hoặc do nhiễm lạnh, có các triệu chứng như: sợ lạnh, rét run, không ra mồ hôi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, đờm trong loãng bạn có thể dùng sả xông hoặc sắc uống giúp giải cảm hàn rất tốt.

Tính ấm và tác dụng làm ra mồ hôi của sả sẽ làm hao khí và tân dịch nên các trường hợp cơ thể hư nhược và các chứng bệnh do nhiệt gây ra như: cảm nhiệt hay cảm nắng chúng ta không nên dùng sả uống hoặc xông”. Ngày nay, nhiều người dùng tinh dầu sả để tiết kiệm thời gian, để phát huy tối đa tác dụng của tinh dầu sả, các bạn cần lưu ý:

Các loại tinh dầu nói chung đều có đặc điểm là rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy nếu bạn dùng tinh dầu để uống hoặc xông hơi, xông tắm thì chúng ta nên cho tinh dầu vào sau cùng sau khi đã đun xong nước sôi. Và chúng ta cũng đừng quên đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng tinh dầu sả. Như vậy sẽ giúp ta phát huy được các tác dụng của tinh dầu sả một cách tốt nhất.

Các công dụng khác

1/ Giúp tiêu hóa tốt: Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, là cách chữa hôi miệng,khử mùi hôi tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

2/  Cải thiện hệ thần kinh: tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh…

3/ Giải độc:  Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

4/ Ngăn ngừa ung thư: Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy sả có chứa beta-carotene – chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

5/  Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm: củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi: lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.

6/ Hỗ trợ huyết áp: Cây sả có tác dụng lợi tiểu, nhờ đó có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên do bệnh cao huyết áp dễ gây ra các biến chứng đột ngột rất nguy hiểm, vì vậy bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị cao huyết áp sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Và chúng ta dùng thêm sả như là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

7/ Chống khuẩn: Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: