CO NIM

SIM

Tên khác

Tên thường gọi: Sim, hồng sim, dương lê, đào kim nương, co nim (Thái), mác nim (Tày) cương nhẫm, nẫm tử, sơn nẫm,...

Tên khoa họcRhodomyrtus tomentosa

Họ khoa học: Họ trầm thymelacaceae

Cây sim

(Mô tả, hình ảnh cây sim, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

 

Cây sim không chỉ cho quả ngon mà còn là một cây thuốc quý. Dạng cây bụi, cao 1 – 3m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm sau hình trụ nhẵn. Lá hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 – 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.

Phân bố:

Cây sim có nguồn gốc bản địa ở khu vực nam và đông nam Á, từ Ấn Độ về phía đông tới miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và Philippines, và về phía nam tới Malaysia và Sulawesi. Loài này thường mọc ở ven biển, trong rừng tự nhiên, ven sông suối, trong các rừng ngập nước, rừng ẩm ướt, và tại độ cao đến 2400 m so với mực nước biển.

Ở Việt Nam cây mọc hoang ở các vùng đồi hoặc nương rẫy bỏ hoang. Hiện nay, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và ven biển khu vực miền Trung và miền Nam nước ta, đặc biệt là ở đảo Phú Quốc, loại sim lớn này mọc rất nhiều và người dân thường sử dụng để làm rượu, uống rất ngon và nhiều công dụng, không khác gì rượu nho.

Bộ phận dùng:

Búp non, lá, nụ hoa, quả chín. Búp thu hái vào mùa xuân. Nụ hoa, quả vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản:

Phơi khô làm thuốc

Thành phần hóa học:

Cả cây chứa tanin. Quả có protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic.

Thân và lá sim có nhiều hợp chất triterpen như betullin, acid betulinic; taraxerol…

Nụ sim có nhiều tanin, acid nicotinic, flavonic, riboflavin…

Tác dụng dược lý:

Lá sim còn chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa sim, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt.

Chất rhodomyrtone trong lá sim có vai trò như một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn như escherichia coli và staphylococcus aureus, là những vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, rối loạn đường tiêu hóa.

Vị thuốc sim

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)

Tính vị:

Vị ngọt, chát, mùi thơm

Tác dụng:

Có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường, cố tinh

Chủ trị:

Dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lị, thoát giang, tai ù, di tinh, băng huyết, đới hạ …

Liều dùng:

Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 10-30g khô.

Dùng ngoài liều không cố định

Khi quả sim chín, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần; liều dùng từ 12 – 15g khô (30 – 60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống; dùng ngoài đốt tồn tính, nghiền mịn, bôi vào chỗ bị bệnh. D

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc sim

Chữa đi ỉa lỏng hoặc kiết lỵ

Dùng búp non hoặc nụ hoa, ngày 10 – 30 búp hoặc nụ tươi nhai nuốt nước, hoặc khô tán bột, sắc uống.

Dùng chữa lở loét:

20-30g dã nát đắp vào vết thương.

Trị xuất tinh sớm, ù tai, choáng váng và mất ngủ:

Dùng 60g quả khô, 1 quả trứng, 30g đường cát vàng (rượu vàng là loại rượu được chế biến từ các nguyên liệu gồm gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng). Tất cả được nấu chín rồi tải ra cho bay hơi, giảm nóng, khi còn ấm trộn lẫn cả 3 thứ vào cùng nhau rắc men rượu vừa đủ và ủ thành cái rượu rồi cất thành rượu có màu vàng nên được gọi là rượu vàng. Uống hết một phần trước khi đi ngủ. Rượu sim trị xuất tinh sớm, ù tai, choáng váng và mất ngủ

Trị đại tiện xuất huyết:

Dùng quả sim khô 20g, nước 2 bát (khoảng 400ml), sắc còn 8 phần (khoảng 320ml), chia 2 lần uống trong ngày; liên tục trong 1 tuần.

Trị thoát giang (lòi dom, trực tràng lòi ra ngoài hậu môn):

Dùng quả sim tươi 30 – 60g (khô từ 15 – 30g) nấu với dạ dày lợn, làm thức ăn trong bữa cơm.

Băng huyết, thổ huyết, đao thương xuất huyết:

Dùng quả sim khô sao cháy đen như than, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần; mỗi lần uống 12 – 15g, chiêu thuốc bằng nước sôi; đối với vết thương bên ngoài có thể dùng bột thuốc bôi vào.

Phụ nữ mang thai thiếu máu, mới khỏi bệnh cơ thể suy yếu, thần kinh suy nhược:

Dùng quả sim khô 15- 20g, sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.

Trị đau đầu kinh niên:

Dùng lá và cành sim tươi 30g, cho vào nồi đổ ngập nước, đun còn nửa bát (khoảng 100ml); uống liên tục 2 – 3 ngày.

Trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp:

Dùng lá sim tươi 50 – 100g (lá khô 15 – 20g) sắc nước uống.

Phong thấp đau nhức xương, lưng đau mỏi:

Dùng rễ sim 40g, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày, vào buổi sáng và buổi tối; có người còn thêm rễ gắm 20g, chân chim (ngũ gia bì) 20g vào cùng sắc uống.

Trị hen suyễn (dạng hư hàn):

Dùng rễ sim khô 60g, sắc nước uống.

Sốt rét lâu năm, dưới sườn sinh khối tích (ngược mẫu):

Dùng rễ sim khô 60g, đường đỏ 100g; có thể thêm ô dược 15g vào, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Cao hoàn sa xuống, sưng đau (sán khí, sa đì):

Dùng rễ sim khô 30g, gà sống 1 con (khoảng 500g), rượu trắng 250ml; thêm nước vào hầm kĩ trong khoảng 2 giờ, chia thành 2 – 3 lần ăn trong ngày.

Trĩ, giang môn lở loét:

Dùng rễ sim khô 40-50g, hoa hoè 15-20g; cùng nấu kĩ với lòng lợn; khi chín bỏ bã thuốc, ăn lòng lợn và uống nước canh; liên tục trong nhiều ngày.

Viêm gan truyền nhiễm cấp:

Dùng rễ sim khô 30g, sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống sau bữa ăn. Mỗi liệu trình 20 ngày. Trường hợp vàng da nặng thì thêm củ cốt khí, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15g, kê cốt thảo 30g cùng sắc uống….

Tham khảo:

Không nhầm lẫn với cây mua

Mua hay còn được biết đến với tên là Mua bà – Mua mái – Dã mẫu đơn Melastoma candidum D. Don. Họ Mua Melasstomaceae, hoa màu hồng tím, lá mặt trên có lông cứng ráp, mặt dưới lông mềm. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi và khô. Vị chua, ngọt, chát, tính bình. Công năng sinh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, cầm máu, tiêu viêm ở ruột, gan, mạch máu, chữa tắc mạch máu, tắc tia sữa, chữa ung thư. Hình dáng gần giống với cây sim nên nhiều người nhầm lẫn tuy nhiên cần lưu ý quả mua nhỏ và có lông.

Quả mua vẫn có thể dùng ngâm rượu nhưng có vị chát hơn quả sim một chút. Rượu sim thì thơm ngon và đặn đà hơn.

Kiêng kỵ:

Lá sim, búp sim và rễ sim có chứa nhiều chất chát nên những người bị táo bón do nhiệt không nên dùng để uống.

Lưu ý:

Chú ý: Khi ngâm sim tươi bạn phải phơi qua 1-2 nắng để khô bớt nước, nếu để quả tươi ngâm rượu rất dễ bị hỏng, có mùi khó chịu.

Cần lưu ý một điều là, cây sim ngoài là một dược liệu quý, nó còn có tác dụng giữ đất, nước, chống xói mòn, chống trôi màu, là thảm thực vật quan trọng giữ nguồn nước cho vùng đất cao. Để có một cây sim trưởng thành phải mất trên mười năm, cho nên tốt nhất là khai thác trái sim để dùng làm thực phẩm và làm thuốc.

Chỉ nên dùng rễ sim làm thuốc khi thật sự cần thiết (không có thuốc nào khác). Sự tận diệt cây sim để lấy rễ là một việc làm cần báo động và phải kịp thời ngăn chặn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: