CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH KHỚP

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh khớp

Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.

Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng trong bệnh viêm xương khớp

Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Acid Arachidonic; các dẫn xuất hoạt hóa này có thể thay đổi thành phần acid béo trong thức ăn.

Acid Arachidonic là thành phần của Phospholipid màng tế bào là cơ chất của men Cyclooxygenase và Lipooxygenase.

Cyclooxygenase là men hoạt hóa acid béo tạo thành Prostaglandin và Thromboxane, hai chất này kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, Prostaglandin E gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau.

Sử dụng thức ăn từ hải sản, dầu cá có chứa acid béo kép không no type n-3 bao gồm acid Eicosopentaenoic (EPA, C20:5) và acid Docosahexaenoic (DHA, C22:6) có thể thay thế acid Arachidonic của màng tế bào. Hai acid EPA và DHA cũng là cơ chất cho men Lipooxygenase để tạo thành Leucotriene B5 – LTB5 ít kích thích viêm và ít gây dính tiểu cầu hơn là Leucotriene B4 dẫn xuất từ acid béo thiết yếu Arachidonic. Bữa ăn sử dụng từ dầu cá thay mỡ đã được chứng minh trong một số công trình lâm sàng là có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.

Chế độ ăn trong một số bệnh viêm xương khớp thường gặp

1. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

2. Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.

3. Bệnh gout

Cần có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, hạn chế tối đa chất đạm để làm giảm lượng acid uric trong máu, tinh thể uric lắng đọng trong khớp như:

* Gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng, sò…

* Đặc biệt không dùng chất đạm này chung với bia, rượu mạnh hoặc rượu vang đỏ.

* Các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm.

* Tránh uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chocolat.

* Tránh dùng mỡ động vật.

Nên dùng:

– Ăn nhiều rau, trái cây tươi, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Nên dùng dầu đậu nành, dầu hạnh nhân.

– Tập thể dục đều đặn.

4. Bệnh thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp cần ăn:

– Thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò.

– Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch…

– Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.

– Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu…

Tóm lại, viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của ngành y tế nước nhà. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid và gluco corticoide.

Các thuốc kháng viêm không steroid gây giảm tổng hợp Prostaglandin nhờ ức chế men Cyclooxygenase.

Corticoid ức chế hoạt hóa men Phospholipase A2 gây giảm giải phóng acid béo thiết yếu Arachidonic từ màng tế bào, do đó giảm sản xuất Prostaglandin, Thromboxane A2, và giảm viêm.

Từ cơ chế trên có thể điều chỉnh được bằng chế độ ăn, góp phần đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì thuốc điều trị thường có nhiều tác dụng phụ, giá thành cao, hơn nữa còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.

Thức ăn nên tránh:

Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn bắp
Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần của người đang uống thuốc kháng viêm.
Không ăn bắp khi khớp đang đau vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.

Nếu hy vọng dùng chế độ dinh dưỡng để thay thế thuốc hoàn toàn trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế. Nhưng áp dụng cách ăn uống một cách chọn lọc nhằm thu ngắn thời gian phải dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi. Đừng quên sử dụng thuốc nào cũng thế, hễ dư thừa sẽ trở thành thuốc… độc!

*********************************

Bài tham khảo bệnh viêm khớp

Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng đông y

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khí hậu quanh năm ẩm thấp nên số người mắc các bệnh về khớp rất nhiều. Người già là đối tượng dễ mắc nhất vào mùa đông xuân do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút, dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương và khớp bị thoái hóa, biến dạng khớp, cơ bị teo, khớp bị dính…

Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp thì đau tăng hoặc tái phát, bệnh mạn tính. Trên thực tế thì các nguyên nhân này tác động cùng một lúc nhưng không giống nhau, nếu chủ yếu do hàn thì gọi là thiên về hàn, thiên về phong hay thiên về thấp để phân loại ra các thể nhỏ như phong tý, hàn tý hay thấp tý.

Khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân xương; đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát (ngay vệ khí cũng do thận sinh ra) và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục các chức năng bình thường của các khớp xương.

Phương pháp chung khi chữa các bệnh về khớp là khu phong tán hàn trừ thấp, căn cứ sự thiên lệch về phong, hàn hay thấp là chính. Khi chữa còn phân biệt mới mắc hay đã tái phát nhiều lần: nếu mới mắc thì lấy trừ tà là chính; Nếu mắc lâu ngày vừa phù chính (bổ cân thận khí huyết) vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và những cố tật sau này.

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Thổ phục linh 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, uy linh tiên 12g, rễ vòi voi 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Phòng phong thang gia giảm gồm: Phòng phong 12g, khương hoạt 12g, tần giao 8g, quế chi 8g, phục linh 8g, bạch thược 12g, đương quy 12g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang. Ngoài ra có thể kết hợp thêm châm cứu các huyệt sau:

Tại chỗ: châm các huyệt tại khớp sưng đau và vùng lân cận khớp đau.

Toàn thân: châm huyệt hợp cốc, phong môn, phong trì, huyết hải, túc tam lý, cách du.

Dưỡng sinh tốt cho bệnh viêm khớp mãn

Viêm khớp là bệnh có biểu hiện các khớp bị sưng, đau và hạn chế hoạt động. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn: có những loại thức ăn làm cho bệnh tăng nặng và ngược lại cũng có nhiều loại thực phẩm giúp cho bệnh giảm nhẹ. Vì vậy khi biết dùng những thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

Các động tác chậm rãi, uyển chuyển của các bài tập giúp tăng cường độ dẻo dai của các cơ bắp, xương, sự lưu thông khí huyết và thúc đẩy hoạt động tích cực của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Ngoài ra, dưỡng sinh cũng giúp điều hoà sự điều tiết hormon trong cơ thể con người, nhờ đó khiến cho nồng độ cholesterol giảm xuống, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, stress… và các cơn đau do viêm khớp mạn tính.

Nghiên cứu trên hai nhóm người tình nguyện (khoảng 40 người với độ tuổi trung bình là 65 tuổi) bị mắc chứng viêm khớp ở Mỹ cho thấy: nhóm những người lựa chọn dưỡng sinh để tập luyện thể chất hàng ngày với thời lượng khoảng 10 phút trung bình mỗi ngày có sự cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn nhóm những người không tập luyện hoặc tập các loại bài tập thể chất khác. Kết thúc đợt nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy ở nhóm những người tập dưỡng sinh, số người giảm được các cơn đau do viêm khớp và khỏi bệnh chiếm khoảng 75%. Trong khi đó ở nhóm không tập dưỡng sinh, mà chỉ tập luyện các bài tập thể chất dạng khác kèm theo việc điều trị tích cực, số trường hợp bệnh được cải thiện chiếm khoảng hơn 70%. Từ kết quả này, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng tập dưỡng sinh mang lại hiệu quả cao hơn các cách điều trị khác đối với chứng viêm khớp mạn tính.

Phòng bệnh khớp mùa lạnh

Thời tiết lạnh là lý do khiến nhiều bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hoá khớp tiến triển. Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn, gây co các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Xin giới thiệu một số bệnh khớp thường gặp và chịu ảnh hưởng nhiều khi thời tiết giá lạnh.

Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim, hay gặp ở lứa tuổi học đường, xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta nhóm A. Trẻ có biểu hiện ban đầu như viêm họng, sốt cao. Sau vài tuần kể từ khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các viêm khớp cấp do thấp. Viêm khớp có tính chất xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, hoặc viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng thì biểu hiện ở tim thường nặng nề và là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh. Ngoài các triệu chứng ở khớp, ở tim… trẻ còn có thể có các triệu chứng thần kinh như múa giật, liệt, hôn mê; đau bụng, tiểu ra máu…

Viêm khớp dạng thấp là bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả hai bên. Ở giai đoạn muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ. Buổi sáng, khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động. Dấu hiệu này rõ nhất ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hoặc vài tiếng, mới giảm bớt cảm giác cứng khớp. Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.

Đau vai gáy, đau thắt lưng, viêm các điểm bám tận của các gân vào đầu xương trong chứng bệnh đau cân cơ (fibromyalgia). Bệnh thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính… Do trời lạnh, các cơ thưòng co lại để sinh nhiệt (rét run), tư thế “so vai, rụt cổ” do các cơ vùng gáy co lại để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trường lạnh xung quanh. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Có thể đau một hay hai bên bả vai, hạn chế các động tác của cột sống như cúi, ưỡn, nghiêng… Các triệu chứng hay đi kèm là trạng thái mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ…

Co thắt các mạch máu đầu chi trong hội chứng Raynaud, đây là một biểu hiện hay gặp trong bệnh xơ cứng bì toàn thể. Khi tiếp xúc với lạnh, đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức.Xơ cứng bì là một bệnh hệ thống, do bất thường về hệ thống miễn dịch, có biểu hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó thường thấy như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, lắng đọng canxi ở tổ chức dưới da, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, dịch tiêu hoá, xơ hoá phổi, tràn dịch màng ngoài tim, màng phổi…

Thoái hoá khớp là bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, do quá trình lão hoá của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hoá, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động.Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

Phòng bệnh: Ngoài các biện pháp bảo vệ sức khoẻ chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên của mình, các bệnh nhân mắc các bệnh khớp cần lưu ý là khi trời lạnh, nhất là kèm theo mưa phùn thì phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, đội mũ, đeo găng tay, đi tất, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ (nếu có điều kiện). Một đặc điểm quan trọng trong điều trị các bệnh khớp mạn tính là phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp, duy trì lâu dài, hàng năm, có khi suốt đời.

Vai trò của vitamin C trong cơ thể

Bình thường vitamin C thực hiện hai chức năng chính trong cơ thể. Nó là đồng yếu tố của các men thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương. Dạng quay phải ức chế nhanh các gốc tự do, được sản sinh trong quá trình dị hóa của tế bào.

Vitamin C can thiệp vào quá trình chuyển hóa carnitin, tham gia gắn kết acid béo chuỗi dài vào thể hạt sợi (mitochindrie), do vậy thiếu vitamin C gây mệt mỏi. Ngoài ra vitamin C còn tham gia vào chuyển hóa sắt và acid folic, nó làm tăng hấp thu sắt. Do vậy thiếu vitamin C là nguyên nhân kinh điển thất bại chứng thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt.

Nhu cầu vitamin C

Nhu cầu vitamin C tăng cao ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai, người hút thuốc lá, tình trạng nhiễm khuẩn, cấp cứu. Người ta cho rằng chỉ với liều 10mg mỗi ngày là tránh được bệnh Scorbus và 60mg/ngày là tránh được tình trạng thiếu vitamin C. Viện Hàn lâm khoa học Mỹ khuyến cáo phụ nữ nên dùng hàng ngày 60-75mg, nam giới là 90mg và cần bổ sung thêm 35mg ở những người hút thuốc lá.

Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin C là những người nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng, bị ung thư, có chế độ ăn mất cân bằng, suy thận phải lọc máu chu kỳ. Tuy nhiên đa số không có triệu chứng lâm sàng, như những người sống trong các trại dưỡng lão, những người cao tuổi. Có tới một nửa những người sống trong các trại dưỡng lão thiếu vitamin C nhưng không có các biểu hiện lâm sàng.

Vitamin C và thoái hóa khớp

Tác dụng có lợi của vitamin C trên tiến trình của thoái hóa khớp dựa trên tính chất chống ôxy hóa của vitamin C và khả năng điều hòa gen mã hóa tổng hợp các collagen týp I, II và aggrecan, là hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy các con vật được cung cấp đầy đủ vitamin C được cải thiện rõ rệt tình trạng sụn khớp so với các động vật thiếu vitamin C. Nghiên cứu Fragminham điều tra chế độ ăn uống mặc dù không cho thấy giảm tỷ lệ thoái hóa khớp tùy theo lượng vitamin C sử dụng, nhưng nó cho thấy dùng liều cao vitamin C làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tổn thương Xquang của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên nghiên cứu mới đây trên cộng hưởng từ lại chưa chứng tỏ điều này.

Vitamin C và loãng xương

Vitamin C làm tăng tổng hợp collagen týp I, cần thiết cho thể hiện osteocalcin, hoạt tính của men phosphatase kiềm, và khoáng hóa xương. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi. Chế độ ăn thiếu vitamin C ở phụ nữ làm tăng nguy cơ tương đối gãy xương.

Điều trị tình trạng thiếu vitamin C

Dùng vitamin C có thể giảm các triệu chứng của chứng đau loạn dưỡng do phản xạ (hội chứng Sudeck). Nghiên cứu dùng vitamin C có thể làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng Sudeck có biến chứng gãy xương cổ tay. Không nên dùng quá liều 2g vitamin C mỗi ngày vì có thể có biến chứng tiêu chảy và đau bụng. Cũng cần thận trọng dùng vitamin C ở các đối tượng thiếu hụt men G6-PD vì có nguy cơ tan máu và những người bị sỏi thận vì làm tăng oxalat niệu

Tóm lại thiếu vitamin C nhiều, nhưng chưa đến mức chảy máu thường gặpở những người cao tuổi. Bệnh scorbut là thiếu vitamin C nặng nề và kéo dài. Nó cũng có một số biểu hiện ở khớp. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng thiếu vitamin C có thể dẫn đến thoái hóa khớp và loãng xương. Do vậy cần phải nghĩ đến tình trạng thiếu vitamin C ở những đối tượng có nguy cơ để kịp thời bổ sung vitamin C.

Kinh nghiệm hay cho bệnh gout, bệnh khớp

Bệnh nhân gút: Gút là một bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, trong đó, tăng acid uric máu là đặc điểm chính. Hậu quả là các mô có lắng đọng các tinh thể monosodium urat do chúng bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào, do vậy mà gây nên một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng sau: viêm khớp và cạnh khớp cấp và mạn tính, thường được gọi là viêm khớp do gút; tích lũy vi tinh thể ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp, được gọi là tophi; lắng đọng vi tinh thể ở thận, gây bệnh thận do gút; gây bệnh sỏi tiết niệu do acid uric.

Bệnh thường gặp ở nam giới, tuổi trung niên, bệnh liên quan đến chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu… Do vậy cần hạn chế tối đa uống rượu, bia vì rượu, bia làm tăng acid lactic trong máu dẫn đến tăng lắng đọng urat ở khớp. Duy trì chế độ ăn giảm đạm (protein). Đảm bảo uống đủ nước để thận có thể lọc tốt (2-2,5l/ngày), nhất là sau khi uống rượu, bia, ăn nhậu nhiều. Kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải acid uric qua thận bằng các loại nước khoáng có kiềm cao hoặc nước kiềm 14%. Những thực phẩm không nên ăn là thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật (gan, óc, tim, lòng, bầu dục) một số loại nấm, măng tây, tôm, cua, cá béo, cá hộp, thịt bê, đậu hạt các loại…. Có thể ăn trứng, sữa, hoa quả.

Với người bệnh viêm khớp dạng thấp, tránh lạnh, ẩm, ăn uống hợp lý đề phòng các đợt tiến triển là quan trọng nhất. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ, bệnh được xếp vào nhóm bệnh “tự miễn dịch” với sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính. Trong đợt cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Mỗi đợt cấp tính thường kéo dài khoảng 1- 2 tuần. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. Ở giai đoạn muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ. Buổi sáng, khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động. Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí, ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế, phải có người phục vụ.

Bệnh nhân bị co thắt các mạch máu đầu chi trong hội chứng Raynaud, đây là một biểu hiện hay gặp trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, cần phải giữ ấm bàn chân, bàn tay. Khi tiếp xúc với lạnh, đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Xơ cứng bì là một bệnh hệ thống, do bất thường về hệ thống miễn dịch, có biểu hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó thường thấy như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, lắng đọng canxi ở tổ chức dưới da, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, dịch tiêu hóa, xơ hóa phổi, tràn dịch màng ngoài tim, màng phổi…

Đề phòng đợt tiến triển của bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi – là bệnh lý do quá trình lão hóa của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hóa, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

 

Người béo và nguy cơ mắc bệnh gout

Không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, rối loạn chuyển hóa và suy giảm chức năng tình dục mà thừa cân và béo phì còn tác động nghiêm trọng đến hệ vận động. Quá trình thoái hóa khớp, biến dạng khớp ở những đối tượng này thường diễn ra sớm và nghiêm trọng nếu không có các biện pháp giảm cân tích cực.

Tình trạng thừa cân và béo phì xảy ra do sự tác động qua lại của nhiều yếu tố: các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống giàu calo và thói quen sinh hoạt ít hoạt động thể lực trên những gen di truyền nhất định. Béo phì còn do cán cân năng lượng bị mất cân bằng: năng lượng đưa vào lớn hơn nhiều so với năng lượng tiêu hao, hậu quả là năng lượng bị dư thừa và được tích trữ dưới dạng triglycerides trong các tổ chức mỡ.Nỗi lo bệnh tật ở người béo phìBéo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:Hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi.Hệ hô hấp: giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất nguy hiểm.Hệ nội tiết, chuyển hóa: tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng acid uric gây bệnh gút.Tác động về tâm sinh lý: tự ti, trầm cảm, khó hòa nhập cộng đồng.Một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, trực tràng, vú…Tác động trầm trọng đến hệ xương khớpNgay từ khi còn bé, những trẻ béo phì thường khó vận động nhanh nhẹn như các bạn cùng lứa, mặt khác chúng thường bị bạn bè chế giễu, làm cho chúng ngại tiếp xúc hơn và hay chơi một mình. Mặt khác, với trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp nên trẻ thường kêu đau mỏi xương khớp, nhất là khớp gối, vùng thắt lưng. Một số trường hợp khớp bị biến dạng như chân hình chữ X hay chữ O, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong hoạt động.Một bệnh lý khác cũng gặp nhiều ở trẻ em thừa cân và béo phì đó là hiện tượng trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi (slipped capital femoral epiphysis) gây nên tình trạng đau khớp và biến dạng khớp kiểu khớp háng xoay vào trong (coxa vara). Về lâu dài, đây là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp háng sớm và nặng.Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.Nghiên cứu cho thấy mật độ xương ở những người béo cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên người béo phì thường ít phơi nắng, ít hoạt động ngoài trời, ít vận động, tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng xương. Nếu tăng acid uric kéo dài có thể gây bệnh gút biểu hiện bằng viêm khớp cấp tính các khớp chủ yếu ở chi dưới, tái phát nhiều lần. Nếu có bệnh đái tháo đường đi kèm thì các triệu chứng đau mỏi cơ xương khớp càng rầm rộ hơn do thoái khớp và do tổn thương thần kinh ngoại biên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: