Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bạch cầu giảm
Máu gồm 2 thành phần chính là: tế bào máu và huyết tương. Tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Trong đó hồng cầu đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể, dọc đường nó sẽ lấy các chất thải là co2 trở về phổi để thải ra ngoài. Bạch cầu phụ trách việc chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tế bào bị tổn thương. Tiểu cầu có tác dụng làm đông máu, cầm máu.
Bạch cầu giảm là hiện tượng tế bào bạch cầu trong máu thấp hơn mức độ cho phép (trung bình khoảng 4.000 bạch cầu/1 ml máu cho người lớn trưởng thành bình thường). Bạch cầu giảm tương ứng với việc cơ thể con người giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh cao hơn, dễ bị mắc các chứng nhiễm trùng nhiều hơn. Do đó đối với người mắc bệnh giảm bạch cầu thì chế độ ăn uống sinh hoạt là cực kì quan trọng và cần thiết.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn chế độ ăn uống sinh hoạt đối với bệnh giảm bạch cầu.
Do người bị giảm bạch cầu khả năng tự miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc phải các bệnh, do đó cần giữ vệ sinh sạch sẽ: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng tránh các loại vi khuẩn xâm nhập, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với mầm bệnh và các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó nên vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ để phòng ngừa các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Người bị giảm bạch cầu cần tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Chế độ ăn uống này giúp bảo vệ họ khỏi những vi khuẩn và vi sinh vật gây hại có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và đồ uống. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không được tốt đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ mình khỏi những loại vi khuẩn này.
Nguyên tắc đầu tiên của người bạch cầu giảm
Nấu chín các loại thực phẩm trước khi ăn như: thịt bò, thịt gà, trứng, cá giúp tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh.
Các loại rau xanh, củ quả đều cần được nấu chín trước khi ăn
Không nên ăn các loại rau còn sống như xà lách, cà chua, các loại salat.
Nên chắc chắn rằng các loại sữa bạn uống đều đã qua tiệt trùng
Trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể tuy nhiên nếu không được rửa sạch có thể là nguồn gây bệnh, do đó cần đảm bảo tất cả các loại trái cây, nước ép hoa quả đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, rửa sạch trước khi ăn.
Không nên ăn sữa chua và các sản phẩm từ sữa chua vì có chứa các loại men sống có thể gây hại cho sức khỏe.
Tránh xa các loại dưa, cà muối
Trước khi chế biến thức ăn cần rửa tay sạch sẽ, rửa sạch các bề mặt, vệ sinh dao, thớt… để ngăn chặn các nguồn gây bệnh.
Nước uống: nếu là nước đóng chai thì nên chọn các hãng đảm bảo, có uy tín. Nên chọn loại nước tinh khiết. Các bạn cũng có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng được đun sôi.