Cây tỏi trời – 小天蒜
Tên khác
Tên thường gọi: Cây tỏi trời còn gọi là Tiểu tông bao, phệ ma thảo, tế độc (Vân Nam).
Tên tiếng Trung: 小天蒜
Tên khoa học Veratrum mengtzeanum Loes. f.
Họ khoa học: Thuộc họ bách hợp Liliaceae.
Cây Tỏi trời
Mô tả, hình ảnh cây Tỏi trời, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý
Mô tả
Là loài cây thân cỏ sống lâu năm, thân cao đạt 1, 3m. Gốc cây to khoảng 0, 7-1cm, có tông màu xám hoặc có bao mạc màu trắng, sau khi bao này khô chết đi thường phần trên sẽ nứt rách tạo thành lưới. Lá phần dưới nhiều, lá hẹp tròn dài hoặc dạng đới, dài khoảng 22-50cm, rộng khoảng 1-3cm, đỉnh nhọn cùn, đáy lá không có cọng, 2 mặt lá không có lông. Cụm hoa dạng tháp hình tròn dùi, dài khoảng 16-30cm (có khi lên đến 50cm), hoa trong cụm mọc thưa, trụccụm hoa bên to thô; toàn bộ trục và trục nhánh có lông che phủ; có nhiều hoa, hoa mọc thưa, màu vàng nhạt có dọc trắng; hoa có 6 cánh, khá to, dỗi mở, cánh dầy, cánh bầu dục hoặc hình thìa, dài khoảng 8-12mm, rộng 4-6mm, đoạn đỉnh tròn, gốc đều có cọng rõ ràng, toàn bộ bờ và mặt dưới có 2 tuyến thể nổi rõ, hoa ở cụm bên thường có cành dài vượt qua 1cm; nhụy đực có 6 cái, mọc trên cánh hao, chỉ nhị dạng sợi, bao phấn hình hạt đậu. Bầu nhụy không có lông, ống nhị có 3 cái, đa số cong ra ngoài, súc tồn, đầu ống nhỏ. Quả sóc thẳng đứng, dài 1, 2-2cm, rộng khoảng 1cm. Nhiều hạt, hạt phẳng dẹp, vỏ hạt mỏng, xung quanh có cánh mạc chất. Mùa hoa từ tháng 7-8, mùa quả từ tháng 9-10. (Hình 136)
Phân bố:
Sống ở độ cao 1200-3300m so với mặt nước biển, bên đường hoặc trong rừng. Phân bố Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam v.v….
Bào chế:
Lấy cây vào mùa thu đông, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi .
Thành phần hóa học:
Gốc thân chứa kiềm sinh vật, veramarine, protoveratrine A .
Tác dụng dược lý:
Khi tiêm cho động vật như chó, mèo, thỏ thì có tác dụng hạ áp, chưa phát hiện thấy tác dụng phụ do tác dụng thuốc nhanh .
Vị thuốc Tỏi trời
Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng
Công năng tính vị:
Thân gốc vị đắng, tê lưỡi, tính hàn. Có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, hoạt huyết chỉ huyết, thúc nôn.
Chủ trị:
Bong gân trật khớp, đau do phong thấp, gãy xương, ghẻ, động kinh, chảy máu ngoài. Dùng ngoài lấy gốc dã nát đắp.
Lượng dùng:
Ngày dùng 0,45-0,6g. Dùng ngoài chỉnh lượng phù hợp.