CÁT SÂM (Nam Sâm )
Tên khác Còn gọi là sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự Tên khoa học: Milletia speciora Champ Họ Cánh Bướm (Fabaceae – Papilsionaceae) Cây Cát sâm ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả Cây Cát sâm là một loại cây nhỡ, có thân gỗ. Có cành mọc tựa, dài hàng mét.Thường cành non có nhiều lông mềm như nhung, màu trắng; sau nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, cuống lá dài phủ đầy lông; lá cây chét hình mũi mác thuôn dài hoặc hình bầu dục, gốc hình tròn đầu nhọn, trên mặt màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Hoa mọc thành cụm dạng chùy, chiều dài 10-25cm, Có rất nhiều bông hoa màu trắng ngà. Lá hoa bắc dạng lá; đài hoa có răng hình tam giác, mặt ngoài có phủ đầy lông. Tràng của hoa nhẵn ở mặt ngoài; hoa có bộ nhụy 2 bó; bầu có lông.Cây ra hoa tháng 7-9; ra quả tháng 10-12. Quả dạng dẹt, phủ lớp lông mềm, quả chứa 4-5 hạt có vỏ khá dày,và màu đen. Bộ phận dùng: Củ (rễ củ). củ trồng 1 năm, khô ngoài vỏ, trong trắng có ít xơ, nhiều bột thì tốt. Không dùng thứ trên một năm, nhiều xơ, ít bột. Thành phần hoá học: chưa nghiên cứu. Vị thuốc Cát sâm ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị: Vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế và Tỳ. Công dụng: Làm thuốc mát Tỳ (tẩm gừng) bồi dưỡng cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu (dùng sống). Chủ trị: Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, bổ trung ích khí, nhiệt kết, đau đầu, đau bụng. Liều dùng : 20 – 40g Kiêng ky: không phải âm hư, phổi ráo thì kiêng không dùng. Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ thái lát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứ chẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô, dùng sống hoặc dùng chín như trên. Bảo quản: Dễ bị mọt, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Không nên bào chế nhiều, dùng đến đâu bào chế đến đấy. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cát sâm Ho khan, ho dai dẳng,cơ thể suy yếu, sốt khát nước: Cát sâm và mạch môn đều dùng 12g, thiên môn và vỏ rễ dâu 8g; đun nước 400ml, sắc chỉ 200ml; dùng chia 3 lần uống trong ngày. Cảm sốt, khát nước: Cát sâm và cát căn 12g, cam thảo 4g; nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày. Khát nước, nhức đầu, bí tiểu tiện: Cát sâm 30g, thái lát đem tẩm mật và sao vàng; sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày. Cảm nắng: Sâm sắn, mạch môn, cát căn, cam thảo đất – mỗi vị dùng 12-20g; sắc uống. Có công dụng chữa cảm nắng với triệu chứng đổ mồ hôi, sốt nóng, ho khan; hoặc trẻ nhỏ bi nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên. Cơ thể suy nhược, kém ăn: Cát sâm tẩm cùng nước gừng, đem sao vàng nhỏ lửa; ngày dùng 30g, sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.