CẦN SA

Gai dầu – Hỏa ma nhân

Tên khác Tên thường gọi: Gai dầu Còn gọi là Gai mèo, Lanh mán, Lanh mèo, Đại ma, Cần sa, Sơn ty miêu, ko phai meo, Khan sua, Khanh chha, Chanvre. Tên khoa học Cannabis sativa L. Họ khoa học: Thuộc họ Gai mèo Cannabinaceae. Tên tiếng Trung: 火麻仁 Cây Gai dầu (Mô tả, hình ảnh cây Gai dầu, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, khác gốc, thân thẳng đứng cao 1-2m, phân ít hay nhiều cành. Toàn các bộ phận của cây đều phủ một lớp lông mịn. Lá thường mọc cách, có cuống, có lá kèm, lá phía dưới chia thùy đến tận cuống, phiến thùy hình mác, nhọn méo có răng cưa. Lá phía trên thường đơn hay chia 3 thùy. Cây đực thường gầy mảnh hơn cây cái. Hoa đực mọc thành chùy với 5 cánh đài và 5 nhị. Hoa cái mọc thành xim xen lẫn với lá bắc hình lá, đài hoa cái hình mo, bọc lấy bầu hình cầu, vòi 2 nhụy đính ở gốc bầu hình chỉ, dài hơn bầu nhiều. Quả bế hình trứng dài 2.5-3.5mm, đường kính 2.5-3mm. Hạt có dầu. Phân bố: Nguồn gốc ở các nước miền trung châu á. Cây này được trồng để lấy sợi, người ta thu hái vào khi cây bắt đầu ra hoa. Ngâm cây vào nước từ 10-20 ngày, phơi khô rồi tách sợi ra. Muốn thu quả chờ cho đến khi quả chín. Gai cho nhựa thường trồng ở những vùng nóng và khô ở đây người ta chỉ để những cây cái, lấy ít hoa ở cây đực rũ mạnh trên những hoa cây cái để bảo đảm thụ phấn. Tại những nước này người ta thu ngọn mang hoa và quả của cây cái. Tùy theo từng nước người ta thu hái có hơi khác nhau. Thành phần hóa học Quả (chenevis) chứa 30% chất dầu có giá trị trong công nghiệp sơn vì bản thân dầu dưới tác dụng của không khí tạo thành màng rắn chắc bảo vệ gỗ và kim loại. Thành phần dầu chủ yếu gồm các glyxerit của những axit linoleic và li- nolenic. Trong khô dầu chứa 30% chất đạm, 10% chất béo dùng làm thức ăn gia súc. Trong chất đạm của khô dầu có chủ yếu chất globulin mang tên edestin. Ngọn mang hoa cái thường có 5-10% độ ẩm, 12-14% chất vô cơ (gồm chủ yếu là oxalat canxi trong cây), ít tinh dầu với thành phần gồm những cacbua tecpenic, và một chất sesquitecpen mang tên cannaben, ngoài ra còn thấy cholin, trigonellin. Hoạt chất của ngọn mang hoa cái là một chất nhựa (resin) với tỷ lệ thay đổi tùy theo cách chế biến thu hái và nguồn gốc địa lý. Theo Paris và du Merac 1947, Dehay 1961 và Herisset 1965 thì tỷ lệ nhựa trong những dược liệu của Ân Độ là 10-20% (chất chara thô chứa tới 30%) trong khi đó những ngọn thu ở những cây ở châu Âu thường chỉ dưới 5%, có khi chỉ 1-2%. hợp cannabinol thì người ta thu được chất tet- rahydrocannabinol có những tác dụng đặc hiệu của haschich. Nhiều chất tương tự cũng đã được tổng hợp. Và có nhiều đồng phân của tetra-hy- dro-cannabinol khác nhau do năng suất quay Nhựa này tan trong cồn cao độ, trong ête, cloroíoc và đặc biệt hãn hữu trong ête dầu hỏa. Thành phần hóa học của nhựa được tiến hành nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 nhưng mới đạt những tiến bộ vào năm 1940 nhờ những công trình nghiên cứu của Cahn, Told và cộng sự ở Anh về gai dầu của Ân Độ và những công trình của Adams và cộng sự ờ Mỹ về chất marihuana. Người ta đã chiết được những hợp chất không chứa nitơ có tính chất phenol. Cấu trúc cũng đã được xác định. Đó là: Cannabỉnol vào năm 1900 mới chiết được dưới dạng dầu, đến năm 1933 dưới dạng axetat kết tinh (Cahn, 1933). Bằng con đường tổng hợp người ta đã xác định được cấu trúc: với một nhân amyl-resorxinol và một nhân p-xymen. Một hợp chất diphenol, Cannabỉdiol được Adams tách dưới dạng dinitribenzoat tinh thể (1940). Chất này có nhiều hơn trong gai dầu Mỹ, ít hơn trong gai dầu Ấn Độ. Cả hai chất đều không có tác dụng gây tê mô của nhựa. Nhưng khi người ta tìm cách tổng cực và vị trí của nối kép trong nhân p-xymen. Người ta cho rằng trong nhựa thiên nhiên phải có một hỗn hợp đồng phân có tác dụng sinh lý.Năm 1958, các nhà nghiên cứu Đức và Séc còn chiết được từ nhựa gai dầu châu Âu một chất mới gọi là axit cannabidiolic trong điều kiện chiết ở nhiệt độ thấp và trong áp lực giảm, vì chất này rất dễ bị khử cacboxy để cho canna- bidiol. Năm 1965, bằng sắc ký cột, người ta còn chiết được từ nhựa haschich chất cannabigerol. Ta có thể biểu thị sự liên quan giữa những thành phần hóa học trong nhựa gai dầu như trên. Tính chất dược lý Việc sử dụng nhựa gai dầu làm thuốc đã được biết từ rất lâu ở những nước phương đông như Ấn Độ, Trung Quốc, sau đó truyền sang Iran và các nước Ả Rập. Các nước châu Âu chỉ mới biết đến nhựa gai dầu vào đầu thế kỷ 19. Vị thuốc gây cho người dùng ban đầu có một cảm giác khoan khoái, dễ thở, thẩn kinh được kích thích, sau đó đến những ảo giác (mất khái niệm về thời gian, không gian, người như phân đôi). Con người trở nên rất nhạy cảm với tiếng ổn, với âm nhạc và rất dễ sai khiến tới mức có thể sai đi gây những tội ác cũng làm. Vì vậy nhựa gai dầu thường được dùng ở một số nước phương đông để chuẩn bị cho chiến sĩ ra trận, chịu đựng những nhục hình. Nhưng giai đoạn kích thích và bột phát thường kèm buồn ngủ và đi tới hôn mê. Với liều cao hơn có thể dẫn đến động tác thiếu phối hợp, trạng thái ngây, một giấc ngủ giữ nguyên thế, có khi những cơn hoang tường giận dữ. Hô hấp chậm dần, mạch nhanh, miệng khô, mồ hôi đầm đìa, buồn nôn và nôn. Việc sử dụng nhựa gai dầu được coi như một chứng nghiện chất độc nguy hiểm như nghiện thuốc phiện và cocain. Nhiều nước đã cấm trồng, sản xuất buôn bán và sử dụng nhựa gai dầu. Nhựa gai dầu nói ở đây được định nghĩa gồm ngọn có hoa và quả của cây gai dầu Cannabis satỉva var. indica. Tác dụng của nhựa gai dầu còn tùy thuộc vào bản lĩnh và trình độ văn hóa của người sử dụng. Nhưng thường dẫn đến thủ tiêu ý chí, suy nhược thể lực và tinh thẩn và dẫn đến bệnh tinh thần. Về những chất lấy riêng ra thì axit cannabidiolic không có tác dụng gây tê mê, các tác giả Tiệp Khắc chứng minh các chất này có tác dụng giảm đau và nhất là kháng sinh đối với một số vi khuẩn Gram dương. Điều sau này phù hợp với kinh nghiệm cổ truyền ở một số nước dùng nhựa gai dầu làm thuốc sát trùng và lên da: Cannabidiol và cannabiol khá độc. Người ta thấy rằng nhựa gai dầu để lâu sẽ bị giảm tác dụng. Và tác dụng giảm đau của nhựa gai dầu là kết quả của tác dụng chung của nhựa đối với vỏ não chứ không phải do một tác dụng tại chỗ.  Vị thuốc Gai dầu (Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….) Công dụng và liều dùng: Bôi ngoài với tính chất sát trùng và giảm đau. Trong y học hiện đại nhựa gai dầu được dùng dưới dạng cồn cao và thuốc để uống trong làm thuốc giảm đau, dịu đau, dùng ngoài để làm thuốc sát trùng, chữa bỏng Liều dùng cồn 1/10 mỗi lần dùng 0.05g trong 24h tối đa 1g. Cao rượu: ngày uống 0.05g đến 0.1g. Cao lỏng: Ngày uống 0.3-0.6g. Nhựa gai dầu: ngày uống từ 0.03-0.05g Lưu ý: Nam giới dùng lâu dài có thể gây di tinh Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc gai dầu (hỏa ma nhân) Chữa chứng táo bón: Hỏa ma nhân, Tía tô lượng bằng nhau 12g, giã nhỏ, cho vào nước ngâm hoặc đun sôi, bỏ bã, lấy nước nấu cháo ăn. Chữa đi lỵ ra máu không dứt: Nhân hạt Gai dầu nấu với Ðậu xanh ăn. Chữa trong khi có thai, thai bị tổn thương sinh đau bụng. Hạt Gai dầu 30g đập giập sao thơm, sắc uống. Chữa phong độc, xương tủy đau nhức: Nhân hạt Gai dầu sao thơm, ngâm rượu uống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: