Cần tây
Tên khác: Tên thường gọi: Cần tây, Rau cần tây. Tên khoa học: Apium graveolens L. Họ khoa học: Thuộc họ Hoa tán – Apiaceae. Cây Cần tây (Mô tả, hình ảnh cây Cần tây, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cây thảo sống 1-2 năm có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Apii. Nơi sống và thu hái: Gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây, và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn. Thành phần hóa học: Rau cần tây chứa các vitamin A, B và C; các chất khoáng và kim loại, các acid, amin và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây khoảng 1%, trong hạt là 3%. Thành phần chính là limonen d, alhydrid sedanonic. Tinh dầu có mùi dịu mát nhưng không bền. Vị thuốc Cần tây (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính vị: Rau cầu tây có vị chát, mùi nồng. Tác dụng: Có tính chất lọc máu, điều hoà huyết, làm bớt béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng, chống hoại huyết, lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn có tác dụng làm liền sẹo. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng thanh nhiệt, ngừng ho, giúp tiêu hoá, lợi tiểu và hạ huyết áp. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất. (Ho lao) tràng nhạc, sốt gián cách, Thấp khớp thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh về phổi, đau gan vàng da, chứng béo phì, thừa máu. Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, ung thư, nứt, nẻ. Cách dùng: Thường dùng ăn sống, xào, nấu chín (dễ tiêu hoá hơn), chiết dịch cây hoặc dùng nước hãm hoặc nước sắc lá. Để dùng ngoài, có thể lấy dịch của lá làm nước súc miệng, rửa miệng hoặc dùng bôi đắp trị bệnh ngoài da. Nước sắc thân hay củ dùng ngâm chân chữa nứt nẻ. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cần tây Trị chứng huyết áp cao Cần tây lấy cả thân lẫn lá khoảng 50g sắc với 3 bát nước còn 1. Ngày chia làm 3 lần uống, uống hết trong ngày. Khoáng chất phốt pho, sắt, canxi và protid, vô số các amin tự do, mannitol, inositol,… trong cần tây có tác dụng tăng tuần hoàn máu, bổ não. Đặc biệt là hoạt chất apigenin tự nhiên giúp điều hòa huyết áp và tăng sự giãn nở mạch máu giúp khí huyết lưu thông, giảm nguy cơ tăng huyết áp. Do đó ăn cần tây thường xuyên sẽ giúp huyết áp ổn định. Những người mắc chứng cao huyết áp hay lên cơn cao huyết áp có thể uống 1 cốc nước ép cần tây để điều hòa lại huyết áp mà không cần đến thuốc. Trị bệnh đi tiểu nước đục Dùng 10 bộ rễ cây cần tây cắt sát gốc với đường kính 2cm. Rửa sạch, đun nhỏ lửa cùng 500ml nước còn 200ml. Uống nước này khi đói vào 2 buổi sáng và tối. Uống trong khoảng 3-7 ngày nước tiểu sẽ trong trở lại. Chữa mỡ trong máu cao Dùng cần tây và táo đen sắc nước uống hàng ngày, dùng thay nước. Sau 30- 45 ngày lượng máu sẽ giảm rõ rệt. Hoặc bạn có thể dùng nước ép rau cần tây hàng ngày cũng có tác dụng rất khả quan. Hàm lượng magnesium và sắt cao trong cần tây cao giúp giả mỡ máu rất tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa chứng thiếu máu, xuất huyết,… Trị bệnh gút, nhiễm trùng máu, phong thấp Hoạt chất kiềm có trong cần tây sẽ giúp trung hòa các acid trong máu. Thường xuyên ăn cần tây hay uống nước ép cần tây sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nêu trên. Bệnh đường hô hấp Dùng hạt cần tây sắc lấy nước uống để chữa các bệnh về hô hấp như: suyễn, lao phổi, viêm màng phổi, viêm phế quản rất hiệu quả. Ngừa sỏi thận Thường xuyên dùng cần tây sẽ hạn chế sự tích tụ sỏi trong thận mà mật. Chữa mất ngủ Chất kiềm trong cần tây sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn do nó có tác dụng làm giảm bớt căng thẳng và làm dịu các dây thần kinh. Buổi tối bạn có thể dùng cơm với các món chế biến từ cần tay hay uống một cốc nước ép cần tây sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao Canxi, magie, vitamin K trong cần tây giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ tăng chiều cao. Bên cạnh đó chất kháng viêm tự nhiên polyacetylene trong cần tây còn giúp kháng viêm khớp rất tốt. Thường xuyên uống nước ép cần tây, ăn cần tây và tinh dầu cần tây sẽ có hệ xương khỏe mạnh.