CÀ TÀU

Cà tàu

Tên khác Tên thường gọi: Còn gọi là Cà dại trái vàng. Tên khoa học: Solanum xanthicarpum Sxhrad và Wondl. Họ khoa học: Thuộc họ Cà Solanaceae. Cây Cà tàu (Mô tả, hình ảnh cây Cà tàu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cây sống hàng năm, cao khoảng 0.7-1m hay hơn. Toàn thân và lá có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần giống các loại cà cho quả ăn được, mép lá phân thuỳ không đều. Đặc biệt toàn thân cây, cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai sắc nhọn. Mặ trên và dưới lá đều có một lớp mỏng lông mịn. Cụm hoa tán ngoài nách lá mọc thành chùm từ 3-5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc màu xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8-9cm. Quả không có lông tròn, trắng có bớt rằn xanh, khi chín có màu vàng tươi đường kính 2.5-3cm. Mùa quả quanh năm nhưng nhiều quả nhất vào mùa khô. Phân bố, thu hái và chế biến: Cây mọc hoang dại rất nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai Kon Tum. Cây có khả năng chịu khô hạn rất khoẻ, ưa ánh sáng nhiều nhưng cũng có thể chịu được dâm mát, có khả năng mọc tranh chấp với cỏ dại. Vào mùa khô cây rụng lá nhiều, để lại những cành rất sai quả, thuận lợi cho việc thu hái (vì khối lượng gai rụng theo lá, rễ hái nắng nhiều) Người ta dùng toàn cây (thân lá và quả) phơi hay sấy khô. Thành phần hoá học Năm 1939 Rochemeyer H. đã chiết từ cây một gluzit có tên solasodin. Năm 1980 Hoàng Đại Cử đã định lượng tro trong là và phần non của cây đang có nhiều quả xanh và chín có 0,05% solasodin. Trong quả xanh (gồm thịt quả và hạt) có 2,36%, trong quả chín có (gồm thịt quả và hạt) 2,2%. Tác giả còn chiết từ hỗn hợp gồm quả xanh già, chín vàng và hạt phơi sấy khô dòn được 1.4% dolasodin đã tinh chế. Tác dụng dược lý: Trong thực nghiệm, người ta nhận thấy quả cà tàu có ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính, ức chế giai đoạn viêm mạn tính và gây thu teo tuyến ức. Dung dịch các alcaloid trong quả cũng ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh Trychophyton rubrum, T. gypseum và Microsporum lanosum. Vị thuốc Cà tàu (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính vị: Cây hoa và quả đều có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, gây trung tiện. Rễ có tác dụng làm long đờm, lá làm giảm đau. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác. Còn ở Ấn Độ, các bộ phận của cây đều được sử dụng Chữa ho (long đờm), thông tiểu, chữa hen, sốt. Lá, thân và quả dùng làm thuốc bổ đắng chữa phù. Hạt đốt xông khói chữa sâu răng. Rễ dùng trị ho, hen, cảm sốt, sổ mũi, đau ngực. Giã rễ và thêm rượu dùng chữa nôn mửa, bệnh phong, chữa sốt và làm thuốc lợi tiểu. Nước ép quả dùng chữa đau bụng. Thân cây, hoa quả dùng chữa đầy bụng, bỏng ở chân, ban mụn nước và phồng nước. Cây cũng được dùng chữa phù thận, thủy thũng và dùng chữa bệnh lậu. Lá có thể đắp giảm đau tại chỗ. Dịch lá phối hợp với hồ tiêu dùng trị thấp khớp. Nụ và hoa với dung dịch muối dùng trị mắt chảy nước. Có khi dùng hạt đốt lên lấy hơi xông trị đau răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: