Đào
Tên khác Tên thường gọi: Đào Tên khoa học Prunus persica Stokes Họ khoa học: thuộc họ hoa hồng Rosaceae Cây đào cho ta các vị thuốc 1. Nhân hạt đào tức là đào nhân. 2. Nước cất lá đào Cây Đào (Mô tả, hình ảnh cây Đào, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả: Cây đào là một cây nhỏ, cao 3-4m, da thân nhẵn. Trên thân thường có chất nhầy, đùn ra ngắn, hình mác. Phiến lá dài 5-8cm, rộng 1.2-1.5cm, mép có răng cưa. Khi vò có mùi hạnh nhân. Hoa xuất hiện trước lá, màu hồng nhạt, 5 cánh, 8 nhị màu vàng. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lõm vào, chạy dọc theo quả. Vỏ ngoài có lông mịn, quả chín có những đám đỏ. Phân bố: cây đào nguồn gốc ở Ba Tư, hiện được trồng ở nhiều nước. Hạt đào thu hái vào tháng 7, lấy hạch vền đập lấy hạt phơi hay sấy khô gọi là đào nhân. Công dụng: Đào nhân ngoài công dụng chữa ho như nhân hạt mơ, đào nhân còn được dùng làm thuốc điều kinh, cầm máu sau khi đẻ, đào nhân được dùng thay chất ecgtin làm co cổ tử cung, tác dụng lên mạch máu làm đông máu. Liều dùng hàng ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc Tham khảo Trong Đông y, các bộ phận của cây đào như hoa, quả, lá, hạt, rễ đều là những vị thuốc quý. Hoa đào: sau phơi trong bóng râm, bảo quản trong các lọ thủy tinh, hoặc các túi chống ẩm; khi dùng, tán mịn, uống với nước ấm hoặc với rượu ấm. Cũng có thể bọc hoa trong các mảnh vải xô, rồi hãm với nước sôi. Ngày 20 – 30g, trị các bệnh phù thũng, phát cước (các ngón chân, sưng nóng, đau nhức), hoặc bị ho, nhiều đờm. Quả đào: quả đào phơi hoặc sấy khô, có vị hơi chua, đắng, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, liễm hãn. Dùng trong các trường hợp ra mồ hôi trộm, di tinh, thổ huyết, động thai. Khi bị động thai ra máu, có thể dùng 1 quả đào sao tồn tính (sao tới khi toàn bộ vỏ quả bị đen), tán bột mịn, uống với nước ấm. Đào nhân từ hạt quả đào phơi hoặc sấy khô, có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, dùng trị các bệnh bế kinh, đau bụng khi kinh nguyệt do máu kết thành cục: Đào nhân, hồng hoa, mỗi vị 6g; xuyên khung 4g, đương quy, xích thược, mỗi vị 10g. Sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 2 tuần lễ. Lắp lại vài chu kỳ kinh nguyệt cho tới khi hết các triệu chứng nói trên. Đào nhân còn có tác dụng chỉ ho, hóa đờm. Dùng trong các trường hợp ho nhiều đờm, phối hợp trần bì, bách bộ, mạch môn. Ngoài ra đào nhân còn có tác dụng lợi đại tiện, được dùng khi bị táo bón; dùng tốt cho các trường hợp táo bón do đoản hơi, đoản khí. Lá đào: lá đào tươi vò nát, thêm nước để tắm cho khỏi lên rôm, sẩy trong mùa hè. Ngoài ra, có thể dùng lá tươi (30- 50g), sắc uống để chữa sốt rét. Rễ đào: rễ đào rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống, trị chứng vàng da, chảy máu cam, nôn ra máu, kinh nguyệt không thông hoặc rễ đào, rễ ngưu bàng, mã tiên thảo, mỗi vị 6g; ngưu tất 12. Sắc uống. Ngày một thang, trước bữa ăn.