HẠT BÍ ĐỎ

Hạt bí ngô

Tên khác Tên thường gọi: Hạt bí ngô Còn gọi là Nam qua tử, Hạt bí đỏ, Má ứ (Semen cucurbitae Moschatae) là hạt của nhiều loại bí như Bí, Bí ngô, Bí rợ, đều thuộc họ bí Cucurbitaceae. Tên khoa học: Cucurbita moschata Duch. Họ khoa học: thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Cây Bí ngô (Mô tả, hình ảnh cây Bí ngô, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả Cây thảo hằng năm, thân có lông dày, mềm; vòi chia thành nhiều nhánh. Lá hình tim, tù có răng 5-6 thuỳ hình góc màu lục sẫm, thường có đốm trăng trắng, cuống lá dài 8-20cm. Hoa đơn độc màu vàng, không thơm. Quả to hình trụ hay hình chuỳ; vỏ quả màu lục đen, vàng hay đỏ, cuống quả dài 5-7cm, có cạnh, phình rộng ở chỗ dính; thịt có nhiều bột, vàng, dẹp, dài 10-12mm. Ra hoa tháng 7-8; có quả tháng 9-10. Phân bố Cây Bí ngô được trồng khắp nơi ở nước ta để làm thức ăn. Lấy hạt quả Bí ngô chín phơi khô bóc lấy nhân làm thuốc. Mô tả dược liệu Nên chọn hạt già trắng, nhân chắc, có mùi thơm, ăn có vị bùi béo, không ẩm mốc, mất mùi là tốt. Ngày dùng 20 – 50g. Thành phần hóa học Cucurbitine, Caroten, Vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protid. Vị thuốc Nam qua tử (Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….) Tính vị qui kinh: Hạt Bí ngô vị ngọt tính bình, qui kinh Vị Đại tràng. Theo các sách thuốc cổ: Sách Lục xuyên bản thảo: ngọt bình. Sách Thực dung trung y học: qui kinh Tỳ vị. Sách Hiện đại thực dụng trung dược: vị ngọt tính ôn, qui kinh Vị Đại tràng. Công dụng: Thường được nhân dân rang ăn trong dịp lễ tết, còn có tác dụng chữa sán, không gây độc Theo Y học cổ truyền: Bí ngô có tác dụng: sát trùng, trị sán, lãi đũa. Kiêng kỵ Không nên dùng hạt bí với giấm chua giảm hiệu lực của hạt bí. Ứng dụng lâm sàng của Nam qua tử Chữa trẻ em giun kim: Nam qua tử 30 – 50g bằng cách rang vàng ở nhiệt độ thấp ăn lúc bụng đói.(Kinh Nghiệm Dân Gian). Phòng trị u xơ tiền liệt tuyến Ngày ăn khoảng 100g hạt bí ngô, bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày. (Kinh nghiệm dân gian). Trị tiểu không tự chủ, đau mỏi khớp do âm hư thấp nhiệt: Nam qua nhân 12g, Thục địa 20g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 14g, Sơn thù 12g, Phục linh 14g, Trạch tả 12g, Hoàng bá 10g. Sắc uống hoặc làm hoàn uống ngày 12 – 14g/ 2 – 3 lần. (Kinh nghiệm dân gian). Hiện nay, hạt bí đỏ có thể được điều chế dưới dạng viên nang mềm Peponen. Người dân châu Âu, Mỹ đang sử dụng phổ biến dung dịch này như một dạng bổ sung dinh dưỡng quan trọng, ngăn ngừa một số bệnh tiểu tiện không tự chủ. (Kinh nghiệm dân gian).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: