HỔ PHÁCH – 琥珀
Tên khác Tên thường dùng: Hổ phách (Xuất xứ: Lôi công bào chích luận). Dục phái(育沛), Giang Châu(江珠), Thú phách (兽魄), Đốn mưu (顿牟) Minh phách, Lạp phách, Hương phách, Giang châu (Bản Thảo Cương Mục), A kinh ma át bà (Phạn Thư), Đơn phách, Nam phách, Hồng châu, Hổ phách, Đại trùng phách (Hòa Hán Dược Khảo), Hồng tùng chi, Hề phách, Hoa phách, Thủy phách, Thạch phách, Vật tượng phách (Lôi Công Bào Chích Luận), Huyết phách, Mao phách, Quang phách, Tây huyết phách, Hồng hổ phách, Hổ phách tiết, Tây vân phách (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Amber, succinus, Fossil Resin Succinum Ex Carbon Tên thực vật: Pinus Spp Nguồn gốc: Là hợp chất carbon-hydrogen nhựa cây trôn vùi dưới đất lâu ngày ngưng kết mà thành của thực vật họ Tùng (pinaceae) cổ đại. Hổ phách ( Nhựa cây thông) (Mô tả, hình ảnh hổ phách, phân bố, thu hoạch, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý) Mô tả: Hổ phách là nhựa của cây thông cổ đại hiện nay đã tuyệt chủng có tên khoa học là Pityoxylon succinifer Krauss. Những cây thông này mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu và Nam Mỹ, những vùng rừng Thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới đất trong những mỏ than. Tuy nhiên hiện nay Hổ phách có được do nhựa cây Thông (Pinus Sp) lâu năm kết tinh lại thành từng cục ở dưới đất. Thu hoạch: Để có Hổ phách người ta đào ở những mỏ than có Hổ phách hoặc nhặt được ở bở biển do bão táp ngoài biển đã đào được những cục Hổ phách chìm sâu dưới đáy biển lên, có khi phải lặn xuống biển sâu để mò. Phần dùng làm thuốc: Nhựa cây. Mô tả dược liệu: Hổ phách là những cục lớn nhỏ không đều, trong suốt có màu vàng hay đỏ, loại sẫm đen là xấu, người ta thường giả Hổ phách để làm tràng hạt, nút áo. Thông thường Hổ phách lớp ngoài cùng phủ một lớp mỡ, thơm, rất cứng, khi vỡ vết vỡ tròn nhẵn, mỡ hay trong mỡ không có vị gì, khi đun nóng lên nó toả ra một mùi thơm dễ chịu. Không tan trong nước, một phần nào tan trong cồn, eter và clorofoc. Cục Hổ phách lớn có thể lớn tới 10kg. Khi muốn thử người ta xát Hổ phách vào len hoặc vải thì phát điện hút được hạt Cải. Hổ phách cứng mà dòn, nghiền ra bột ngay, rất nhẹ, đốt ra khói trắng thơm, nếu ra khói đen là loại nhựa Thông. Bào chế: – Khi dùng Hổ phách làm thuốc, lấy nước hoà với bột nhân hột Trắc bá, cho vào trong nồi đất, bỏ Hổ phách vào nấu độ 2 giờ thì có ánh sáng lạ thường, xong nghiền thành bột dùng (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải). – Chế với sữa người rồi tán bột dùng (Bản Thảo Cương Mục). – Chế với sữa người hoặc nghiền bột mịn để dùng (Trung Dược Học). Thành phần hóa học Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách sinh điện. Chủ yếu hàm chứa nhựa cây, tinh dầu bay hơi. Tác dụng dược lý Dùng trong YHCT Vị thuốc hổ phách (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính vị Vị ngọt và tính ôn Quy kinh Vào kinh tâm, can, phế và bàng quang Công dụng An dịu và an thần, tăng cường tuần hoàn và giải ứ huyết, lợi tiểu. Chỉ định và phối hợp: – Cơn co giật và động kinh trẻ em: Dùng phối hợp với toan táo nhân và dạ giao đằng – Ít kinh nguyệt hoặc vô kinhdo ứ huyết: Dùng phối hợp với đương qui, nga truật và ô dược dưới dạng hổ phách tán. – Rối loạn đường tiết niệu biểu hiện như hay đi tiểu, đi tiểu đau, đi tiểu ra máu hoặc hình thành sỏi canxi niệu quản: Dùng phối hợp với kim tiền thảo, mộc thông và bạch mao căn Liều dùng: Dùng từ 1,5-3g Tán bột uống hay dùng vào hoàn tán, cũng có thể dùng ngoài. Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hổ phách Chữa ứ huyết bên trong do ngã từ trên cao xuống: Cạo hột Hổ phách, uống 6g với rượu, hoặc 2-3 muỗng Bồ hoàng, ngày uống 4-5 lần (Ngoại Đài Bí Yếu). Chữa bí đái ở trẻ Dùng hổ phách 30g tán bột, dùng 4 thăng nước, Hành tăm (Thông bạch) 10 củ, sắc còn 3 thăng nước bỏ vào 6g bột Hổ phách uống nóng. Trị các loại sỏi sạn bàng quang và các chứng lâm đều dùng được (Thánh Huệ Phương). Tiểu gắt: Hổ phách tán bột 6g, Xạ hương 1 chút, uống với nước sôi nguội, hoặc sắc uống với nước Thuyên thảo, người già hoặc người suy nhược uống với nước sắc Nhân sâm, cũng có thể làm viên với mật, uống với nước sắc Phục linh (Phổ Tế Phương). Chữa động kinh ở trẻ Hổ phách, Đơn sa mỗi thứ 1 ít, Toàn yết 1 con tán bột, lần uống 3g với nước sắc Mạch môn đông (Trực Chỉ Phương). Hổ phách được, Đơn sa, Tê giác, Linh dương giác, Thiên trúc hoàng, Viễn trí, Phục thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Hổ phách, Phòng phong mỗi thứ 3g, Đơn sa nửa chỉ, Tán bột trộn với sữa heo chừng 3g thuốc cho uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Hổ phách 5 phân, Đởm nam tinh 3g, Cương tàm 3g, Hùng hoàng, Thần sa mỗi thứ 5 phân, Đảng sâm, Phục linh mỗi thứ 9g, Thiên trúc hoàng 3g, Câu đằng 9g, Ngưu tất, Xạ hương, mỗi thứ 3 phân. Tán bột làm viên, chia làm 2 lần uống (Hổ Phách Bảo Long Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tiểu tiện ra huyết Hổ phách tán bột, lần uống 6g với nước sắc Đăng tâm (Trực Chỉ Phương). Bất tỉnh do chấn thương Hổ phách tán bột 3g trộn với Đồng tiện, uống 3 lần thì đỡ (Qủy Di Phương). Chữa chóng mặt sau sinh Dùng Hổ phách, Một dược, Nhũ hương, Diên hồ sách, Can tất, Miết giáp tán bột, dùng các vị sau làm tá Nhân sâm, Ích mẫu thảo, Trạch lan, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Tô mộc làm thang sắc uống với thuốc trên. Trị trưng hà, sản dịch ra không dứt, đau bụng, đau bụng dưới, khi nóng, khi lạnh, rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Chữa phụ nữ đau bụng do ác huyết: Hổ phách, Đại hoàng, Miết giáp tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Trị đàn bà đau bụng có khối u, chóng mặt sau khi sinh, trưng hà: Hổ phách, Miết giáp, Kinh tam lăng mỗi thứ 30g, Một dược, Diên hồ sách mỗi thứ nửa lượng, Đại hoàng 6 thù, sao, tán thành bột, uống với rượu, mỗi lần 9g, lúc đói. Người quá suy nhược giảm Đại hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Trị Tâm có nhiệt, tiểu trường bị nhiệt nên tiểu không thông, uống vào thì khỏi: Hổ phách, Đơn sa, Hoạt thạch, Trúc diệp, Mạch môn đông, Mộc thông (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Chữa đau mắt đỏ, mắt có màng mây Hổ phách, Nhân trảo (móng tay người), Trân châu, Mã não, San hô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Chữa thần chí bất định, mệt mỏi hay quên: Hổ phách 3g, Đảng sâm 9g, Nam tinh 6g, Phục thần 9g, Phục linh 9g, Nhân sâm nhũ (sữa người) 30g, Châu sa 5 phân, Viễn chí 6g, Xương bồ 6g. Làm thành viên, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước Hổ phách (Định Chí Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chữa tiểu ra máu, tiểu ra sỏi: Hổ phách 5 phân, Trư linh 9g, Biển súc, Mộc thông, mỗi thứ 6g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước nóng (Hổ Phách Tán -Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học). Chữa khí trệ do ứ huyết, kinh nguyệt không thông: Hổ phách 5 phân, Đương quy, Nga truật, Ô dước, mỗi thứ 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2-3 lần với nước nóng (Hổ Phách Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Trị trưng hà, đau bụng ứ huyết sau khi sinh: Hổ phách 5 phân, Miết giáp 9g, Tam lăng 9g, Diên hồ 6g, Mộc dược 3g, Đại hoàng 9g. Tán bột, mỗi lần uống 2 – 9g, ngày 2 – 3 lần, uống với Rượu, lúc đói (Hổ Phách Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt, thủy suy hỏa vượng cấm dùng. Nội tạng không có ứ trệ cấm dùng. Tiểu nhiều cấm dùng. Chất này được dùng dưới dạng bột và viên, không dùng dưới dạng thuốc sắc. Tham khảo Hổ phách cảm thụ được khí của hành mộc, thổ mà kiêm cả hỏa hoá, cho nên có công đối với tỳ thổ, tỳ có khẳ năng vận hóa, phế kim giáng xuống thì tiểu tiện tư thông. Vả lại, phục linh sinh ở âm mà thành ở dương, sinh hóa ít ngày, chỉ có thể lưu thông phần khí, mà an tâm lợi thủy. Hổ phách thì sinh ở dương mà thành ở tâm, bẩm thu nhiều ngày, cho nên chữa được bệnh về huyết mà định tâm hoá khí (Dược Phẩm Vậng Yếu).