Cải canh
Tên khác: Tên thường gọi: Còn có tên là Cải dưa, Cây rau cải, Giới tử. Tên khoa học: Là Brassica juncea Czerm et Coss Họ khoa học: Thuộc họ cải Brassicaceae. Cây Cải canh (Mô tả, hình ảnh cây Cải canh, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cải canh là một loài cỏ mọc năm hay 2 năm có thể cao tới 1m hoặc 1.5m. Lá phía dưới có rãnh sâu, phiến lá lượn sóng, mép có răng cưa to thô. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng. Quả hình trụ có mỏ ngắn. Hạt hình cầu, đường kính 1-1.6mm, 100 hạt chỉ nặng khoảng 0.2g. Vỏ ngoài màu vàng hay màu nâu, một số ít có màu nâu đỏ. Nhìn qua kính lúp sẽ thấy mặt hạt sẽ có vân hình mạng, tễ là một chấm rất rõ, ngâm nước phình to, sau khi loại bỏ vỏ, hạt sẽ lộ ra hai lá mầm. Hạt khô không có mùi, vị như có dầu lúc đầu, nhưng sau có vị cay nóng. Tán nhỏ với nước sẽ có tinh dầu mùi hắc xông lên. Phân bố, thu hái và chế biến Được trồng ở nước ta để lấy rau ăn. Hiện nay ta chưa thu hoạch hạt để làm thuốc hoặc ép dầu. Cho đến nay, cho đến nay ta vẫn nhập giới tử của Trung Quốc, người ta trồng rau cải để ăn rau, lấy hạt ép dầu và làm thuốc. Hạt lấy ở những quả chín phơi khô mà dùng. Phơi hay sấy phải ở nhiệt độ dưới 500C để bảo vệ các men có tác dụng. Thành phần hoá học Trong giới tử có một glucozit gọi là sinigrin, chất men mỷoxin, ãit sinapic, một ít ancaloit gọi là sinapin, chất nhầy, chất protit và chừng 37% chất béo trong đó chủ yếu là este của axit sinapic, axit arachidic và axit lirolenic. Công dụng và liều dùng Giới tử được dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh, dùng lâu có thể gây da mọng nước. Ngày uống 2-6g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột.