DU TỬ MIÊU

VỪNG ĐEN

Tên khác Tên dân gian: Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè. Tên theo Đông y: Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma. Tên khoa học: Sesamum indicum Họ khoa học: thuộc họ vừng (Pedaliaceae) Cây vừng đen (Mô tả, hình ảnh cây vừng đen, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Vừng đen vừa là cây lương thực vừa là cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ. Hoa tháng 5-9, quả tháng 7-9. Bộ phận dùng: Hạt vừng màu đen – Semen Sesami Nigrum, thường gọi là Hắc chi ma. Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi lấy quả. Thu hái cây vào tháng 6-8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng. Thành phần hóa học 100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid. Dầu vừng làm từ vừng đen ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng. Tác dụng dược lý Dầu Mè bôi lên niêm mạc có tác dụng làm giảm kích thích, chống viêm. Có tác dụng giảm lượng cholesterol máu, phòng trị xơ cứng động mạch. Dầu mè đen có tác dụng nhuận trường. Là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Vị thuốc vừng đen (Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…) Tính vị – Nó có vị ngọt, tính bình, không độc. Sách Bản kinh: vị ngọt tính bình. Sách Bản kinh phùng nguyên: ngọt ôn. Qui kinh: – Vào kinh can thận Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập phế tỳ. Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm kiêm nhập túc quyết âm, thiếu âm. Sách Ngọc thu dược giải: nhập túc quyết âm can, thủ dương minh đại trường kinh. Tác dụng vừng đen Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy. Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận. Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn. Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ. Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”: Liều dùng: 12-40g sắc uống hoặc hoàn tán Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc vừng đen Chữa táo bón: Mỗi buổi sáng, uống 1 chén (nhỏ) dầu mè hoặc ăn một nắm hạt mè là khỏi, hoặc có thể nấu cháo mè ăn cho dễ. Chữa viêm đại tràng mãn tính: Mè đen 40g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng. Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp. Chữa rết cắn: Lấy hạt mè nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau Chữa chứng nôn mửa: Lấy một bát hạt mè, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối. Bỏng nước sôi nhẹ: Lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng sẽ đở ngay. Chữa nhũ ung: Phụ nữ sau sinh tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt mè tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi. Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống mè đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày). Chữa tóc bạc sớm: Mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối. Dùng mè đen trị chứng rụng tóc: Lấy 1 bát con hạt mè đen sao chín tán nhuyễn cho thêm đường vào nấu uống, tóc sẽ hết rụng và đen mượt. Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát hạt mè đen, nấu như nấu cháo, khi gần được cho vào ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra bát để nguội ăn rất hiệu nghiệm. Chữa bụng đầy trướng: Nấu 1 chén mè đen thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 muỗng canh mè đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi. Trị thương hàn: Nếu bị chứng thương hàn, da vàng thì lấy hạt mè đen còn tươi giã nát, ép lấy 1 tách dầu cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều tất cả rồi uống 1 lần/ngày, uống khoảng 3 – 4 lần là khỏi. Mè đen trị kiết lỵ kinh niên: Lấy một vốc hạt vừng giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần như thế, uống liên tục trong vài ngày là khỏi. Trị lang ben trắng: Để trị bệnh lang beng trắng bạn lấy 1 chén nhỏ dầu vừng hòa với rượu uống mỗi ngày 3 lần, uống liên tục đến khi khỏi. Trong khi uống thuốc kiêng đồ lạnh, sống, thịt gà, thịt lợn, tỏi. Trị tai ù: Nếu tự nhiên tai bị hơi ù đi rồi điếc thì lấy dầu mè nhỏ vào tai vài giọt, ngày nhỏ 2 – 3 lần khoảng 1 tuần có hiệu nghiệm. Tham khảo Kiêng kỵ: Âm suy, cơ thể khô ráo. Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ mè đen Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do: ·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý. ·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng ·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch. ·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới) Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt. Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). táo bón có nhiều nguyên nhân: ·Thực phẩm thiếu chất xơ ·Gan tiết ít mật ·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp. ·Không có thói quen đi cầu hàng ngày Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế: ·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch ·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận. ·Dầu vừng làm tăng tiết mật. ·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng. ·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn. Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư. Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây: ·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân. ·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết. ·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: