DÃ MIÊN HOA

Ké hoa đào

Tên khác Tên thường dùng: Còn gọi là Phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn, bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa. Tên khoa học Urena lobata Họ khoa học: Thuộc họ Bông Malvaceae.  Cây Ké hoa đào ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả cây Cây ké hoa đào là một cây thuốc quý, dạng cây nhỡ cao chừng 1m, có cành mang mang nhiều lông mịn hình sao. Lá gần tròn, đường kính 4-6cm, có khi tới 9cm, gân lá hình chân vịt, mép răng cưa và chia thùy, đầu lá nhọn, phía cuối bằng hay hơi bằng, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro nhạt có nhiều lông, dài hình sao. Hoa có cánh màu hồng, mọc đơn độc hay thành đôi ở kẽ lá, đường kính chừng 1.7cm. Quả hình cầu dẹt, có lông, trên có những gai hình móc, đường kính 7-8mm, hạt có vân dọc và có lông gợn ngắn. Mùa hoa suốt hạ và thu. Bộ phận dùng Dùng toàn cây Phân bố, thu hái và chế biến Cây ké hoa đào mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Malaixya… Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi. Thu hái tốt nhất vào các mùa hạ và mùa thu. Thành phần hoá học Toàn cây chứa thành phần phenol, axit amin, sterol. Vỏ thân chứa pentose 21.92%, lignin chiếm 6.87% Hạt chứ dầu 13-14% Tác dụng dược lý Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy cao chiết ethanol từ các loại rễ ké hoa đào, đặc biệt là rễ tơ thủy canh, có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase. Tuy nhiên, trên mô hình chuột bị đái tháo đường gây bởi alloxan, tác động hạ glucose huyết của rễ tơ thủy canh còn thấp hơn so với rễ tự nhiên. Do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn như gia tăng độ tuổi của rễ tơ để cải thiện hiệu quả hạ đường huyết trên chuột nhằm làm nguồn nguyên liệu trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2.  Vị thuốc Ké hoa đào ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị: Vị cay ngọt, tính bình. Qui kinh: 2 kinh Phế, Tỳ. Công dụng: Trừ phong lợi thấp, thanh nhiệt giải độc. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, phong thấp đau nhức, lỵ tật (bệnh lỵ), thủy thũng, lâm bệnh (tiểu tiện nhỏ giọt), bạch đới (khí hư, huyết trắng), thổ huyết, ung thũng, ngoại thương xuất huyết. Liều dùng: Cây tươi: 40-80g Cây khô: 20-40g Cách dùng: Dùng trong sắc uống Dùng ngoài giã đắp Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc ké hoa đào Chữa cảm mạo: Dùng rễ cây ké hoa đào 24g, sắc nước uống trong ngày. Chữa viêm họng: Dùng rễ cây ké hoa đào 60g, sắc lấy nước, dùng để ngậm và súc miệng; có thể uống thêm nước sắc, liều lượng nhiều ít tùy tình trạng bệnh. Chữa ho ra máu: Dùng búp và lá non ké hoa đào 30-60g, rửa sạch, thái nhỏ, thịt lợn nạc lượng thích hợp, hầm lên ăn mỗi ngày 1 lần. Chữa kiết lỵ: Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với ba chẽ 10g; sắc nước uống. Chữa phong thấp viêm khớp xương đau nhức: Dùng rễ cây ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống trong ngày. Chữa viêm thận, phù thũng: Dùng rễ ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống ngày 2 lần. Chữa rong huyết: Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với mần tưới, chỉ thiên, mã đề – mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống. Chữa khí hư: Dùng rễ hoặc cành lá ké hoa đào 20-40g, phối hợp với chua ngút, bòng bong lá to – mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống trong ngày. Chữa mụn nhọt lở loét, mưng mủ: Dùng rễ cây ké hoa đào giã nát đắp. Tham khảo Kiêng kỵ Người hư hàn kiêng dùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: