CỎ CHÁY

Thóc lép

Tên khác

Tên thường gọi: Thóc lép còn có tên là Cỏ cháy.

Tên khoa học: Desmodium gangeticum (L.) DC.

Họ khoa học: Thuộc họ Ðậu – Fabaceae.

Cây Thóc lép

(Mô tả, hình ảnh cây Thóc lép, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây bụi 1-1,5m. Cành mọc vươn dài, cành con mảnh có lông về sau nhẵn. Lá có một lá chét hình trái xoan, tròn hay hình tim ở gốc, hầu như tù và nhọn ngắn ở chóp, mỏng, có lông mịn ngắn ở mặt trên và có nhiều lông rạp xuống ở mặt dưới. Lá kèm nhọn. Cụm hoa ở nách hay ở ngọn, có lông, gồm những hoa nhỏ xếp từng đôi một. Quả hơi cong hình cung, không cuống, có lông, chia làm 7-8 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.

Ra hoa tháng 4-8, có quả tháng 10-11.

Bộ phận dùng:

Toàn cây (thân, lá, rễ, hạt) – Herba Desmoldii Gangetici.

Nơi sống và thu hái:

Loài cây cổ nhiệt đới, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên các bãi cỏ, ven đường đi từ Bắc tới Nam. Thu hái rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học:

Hạt chứa đường, dầu béo và alcaloid.

Toàn cây thóc lép chứa N, N – dimethyltryptamin, 5 – methoxy – N, N – dimethyltryptamin, harman, N – methvltetrahvdroharman, hypaphorin, hordenin, N – methyltyramin, 6 – methoxy – 2 – methyl – p – carbolin, p – carbolin, cardicin, halostachin, dalbergisdin, genistin, 2′ – hydroxygenistin, kieviton, diphysolon, desmocarpin, desmodin, gangetinin, gangetin. Ngoài ra, còn có 24 – ethylcholest – 5, 22 – dien – 3i3 – ol, 24 – ethylcholest – 5 – en – 3 p – ol, 24 – methylcholest – 5 – en – 3(3 – ol. Hạt chứa dầu béo. (Trung dược từ hải I, 1993).

Tác dụng dược lý

Dịch ngâm lá thóc lép 10% thí nghiệm trên thỏ có tác dụng lợi tiểu.

Thành phần gangetin chiết từ thóc lép, thí nghiêm trên chuột cống trắng đực đã trưởng thành, bằng cách tiêm dưới da hàng ngày các liều 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0 mg/kg trong 30 ngày liên tiếp, có tác dụng làm giảm tần số giao phối của chuột một cách có ý nghĩa so với lô đối chứng, đồng thời, cũng làm giảm hoạt động của tinh trùng lấy từ mào tinh.

Ngoài ra, gangetin còn làm giảm trọng lượng của tinh hoàn và các cơ quan sinh dục phụ như mào tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và làm giảm hoạt động của men acid phosphatase của tuyến tiền liệt. Những tác dụng trên đều bị đối kháng do dùng prolactin (liều 500 |ig/kg/ngày) phối hợp với propionat testosteron (liều 200 |ig/kg/ngày).

Nếu dùng prolactin hoặc testosteron riêng rẽ thì không bị đối kháng. Tham gia vào tác dụng ức chế các cơ quan sinh dục chuột đực, là bản chất kháng prolactin của gangetin và sau đó là khả năng làm giảm lượng testosteron trong huyết tương của thuốc.

Vị thuốc từ cây Thóc lép

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Vị chát

Tác dụng:

Thóc lép có tác dụng chỉ huyết, chỉ thống tiêu ứ tán thũng, thanh nhiệt.

Thân lá có tác dụng cầm máu, giảm đau, khư ứ, tiêu thũng, sát khuẩn, điều kinh.

Rễ có tác dụng khư phong trừ thấp, bổ hư, sát trùng chống ho, ngăn suyễn, tiêu thực, toàn cây có tác dụng cầm máu, tiêu viêm.

Ứng dụng lâm sàng của cây Thóc lép

Chữa phù thũng:

Rễ Thóc lép 12g, lá Cối xay 12g, Ðơn châu chấu 8g, sắc uống.

Rắn cắn:

Rễ Thóc lép tươi, lấy lượng vừa đủ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương.

Rửa vết thương và trị rắn cắn

Thường được dùng làm thuốc rửa vết thương và trị rắn cắn, dùng uống trong chữa bệnh về thận, phù thũng, sỏi mật và ngộ độc. Liều dùng 6-12g.

Tham khảo

Ở Ấn Độ, rễ được dùng chữa ỉa chảy, sốt mạn tính, thiểu năng mật, ho, nôn, hen suyễn, rắn cắn và bò cạp đốt; rễ và hạt được dùng làm thuốc hạ nhiệt và chống xuất tiết.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân lá dùng trị đòn ngã tổn thương, tử cung trệ xuống, bế kinh; dùng ngoài trị ngứa sần, viêm da thần kinh. Hạt dùng trị Đau lưng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: