CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH SUY TIM

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho bệnh suy tim

Suy tim có những dấu hiệu khó thở khi làm nặng, lên cầu thang và khi nghỉ ngơi thì giảm rõ. Đôi lúc ngồi cũng thấy khó thở, khó thở về đêm, cơ thể mệt mỏi, yếu đuối kèm theo đau ngực và hồi hộp. Ở bệnh nhân suy tim toàn bộ có các biểu hiện khó thở, phù, gan to ấn đau, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính. Về điều trị có 3 khâu cơ bản:

– Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù.

– Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch.

– Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim.

Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng.

Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước, dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở trong điều trị suy tim.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim. Cần kiêng muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn nhạt khác nhau (nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt).

Chế độ ăn nhạt: là trong chế độ ăn chỉ cần 400 – 700 mg natri/ngày tương đương 1-2g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1g muối từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn. Vì vậy nên khi chế biến khẩu phần ăn chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu.

Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg natri/ngày, tương đương 2-3g muối ăn/ngày. Trong đó đã có sẵn 1g từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày.

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: là trong chế độ ăn chỉ cần 200 – 300 mg natri/ngày. Lượng natri/ngày. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm, do đó khi chế biến khẩu phần ăn cần chú ý: hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh, nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri, chẳng hạn gạo trắng, khoai, củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng (ăn ít). Điều cần nhớ là người bệnh tim không nên ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn sẵn (nướng, rán, ướp muối, bánh mỳ) vì chứa nhiều muối.

Tuy nhiên, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định một trong ba chế độ ăn nhạt trên và theo dõi sự đáp ứng của người bệnh để thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác.

MẪU THỰC ĐƠN CHO BỆNH NHÂN SUY TIM CÒN BÙ

Giờ ăn Thứ 2+5 Thứ 3+6+CN Thứ 4+7
7 giờ Sữa chua đậu tương 200ml (đậu tương 20g, đường 20g), bánh mỳ 50g. Sữa chua đậu tương 200ml, bánh mỳ 50g. Sữa chua đậu tương 200ml, bánh mỳ 50g.
11 giờ Cơm gạo tẻ 130g, khoai tây hầm thịt bò (khoai tây 100g, thịt bò 50g, dầu 5g), cam quả 200g. Cơm gạo tẻ 130g, bắp cải xào 200g (dầu 5g), thịt băm viên hấp (thịt nạc 50g), chuối tiêu 2 quả. Cơm gạo tẻ 130g, bí xanh luộc bỏ nước 200g, trứng đúc thịt rán (trứng vịt ½ quả, thịt nạc 20g, dầu 5g), cam quả 200g.
16 giờ Cơm gạo tẻ 120g, rau cải trắng xào thịt bò (rau cải 100g, thịt b2 20g, dầu 10g), trứng ốp lếp 1 quả. Cơm gạo tẻ 120g, giá xào (giá đổ 100g, thịt nạc 50g, dầu 10g), cá hấp nhạt 100g. Cơm gạo tẻ 120g, rau xào, cá om (cá đồng 150g, dầu 10g)
20 giờ Bánh quy hoặc bánh đậu 50g Bánh quy hoặc bánh đậu 50g Bánh quy hoặc bánh đậu 50g

MẪU THỰC ĐƠN CHO BỆNH NHÂN SUY TIM MẤT BÙ

Giờ ăn Thứ 2+5 Thứ 3+6+CN Thứ 4+7
7 giờ Khoai lan luộc 300g (2 củ vừa). Xôi trắng hoặc xôi lúa, xôi đỗ 200g Khoai tây luộc 200g
11 giờ Cơm gạo tẻ 100g, rau luộc bỏ nước 200g, trứng gà luộc 1 quả. Phở thịt bò xào (bánh phở 150g, thịt bì 30g) rau xà lách 100g. Cơm gạo tẻ 100g, giá xào (giá đỗ 100g, thịt nạc 30g, dầu 5g).
16 giờ Cơm gạo tẻ 120g, khoai tây hầm (khoai tây 100g, thịt bò 30g, cà chua 30g, dầu 5g). Cơm gạo tẻ 120g, thịt băm viên hấp (thịt nạc 40g), đậu côve luộc hoặc rau luộc bỏ nước 200g. Cơm gạo tẻ 120g, thịt nạc rim 50g.
20 giờ Bánh quy 50g Bánh mỳ 100g (nhạt) Bánh quy 50g

Tham khảo thêm chế độ ăn bệnh tim

5 Loại thực phẩm tốt nhất cho tim

Trong các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày, có một số loại có khả năng giúp cơ thể phòng chống được một số bệnh tật như: tim mạch, ung thư… sau đây xin giới thiệu 5 loại thức ăn đã được các trung tâm nghiên cứu đánh giá cao về khả năng hỗ trợ phòng chống tim mạch, nhờ vào một số hoạt chất có trong nó.

Cây việt quất (blueberry)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: