CÂY THÔNG THIÊN

Thông thiên

Tên khác Thông thiên Tên khoa học: Thevetia peruviana (Pars.) K. Schum, thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae.  Tiếng Trung: 黄花夹竹桃 (Hoàng hoa giáp trúc đào)  Cây Thông thiên ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả: Cây nhỡ thường xanh hay cây gỗ nhỏ cao 2-5m. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc so le, hình ngọn giáo hẹp, gân chính rõ. Hoa to, màu vàng tươi mọc thành xim ngắn ở nách lá gần ngọn. Quả hạch có dáng đặc biệt. Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 8-10. Bộ phận dùng: Lá, quả – Folium et Fructus Thevetiae Paruvianae. Lá thường có tên là Hoàng hoa giáp trúc đào diệp Nơi sống và thu hái: Loài của Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng làm cây cảnh. Thu hái lá làm thuốc quanh năm. Thu hái quả già, thường chọn quả chín, đập vỏ lấy nhân phơi khô. Thành phần hóa học: Trong lá có thevetin B, l -(d) – bornesitol. Hạt chứa các glucosid trợ tim như thevetin (A.B) 2′-0′-acetyl cerberosid, neriifolin, cerberine, peruvoside, theveneriine và acid peruvosidic. Còn có acetylneriifolin, thevefoline, ruvoside và thevetoxin. Ở nhân hạt có dầu béo chiếm đến 62% và 4 chất kết tinh, một phytosterol, abonain, kokilphin và thevetin. Chất tevetin đã được nghiên cứu nhiều về mặt dược lý. Nói chung, nó có tác dụng như những chế phẩm của thuốc tim Digitalis. Nhưng do độ tan và sự bền vững của nó trong cơ thể, độ độc thấp, do tác dụng nhanh, dù uống hay tiêm mạch máu, và do nó không tích luỹ trong cơ thể, dùng điều trị hàng tháng cũng không có hiện tượng ngộ độc. Đơn vị mèo của tevetin (tức là lượng tevetin tinh trên lk.g thể trọng mèo tiêm liên tục gây ngừng tim) là 0,889mg trên 1kg thể trọng. Như vậy so với digitalin, nó ít độc hơn 2 lần và 3 lần ít độc hơn so với uabain (uabain lấy ở hạt cây Strophanthus gratus). Khi mới tiêm vào, tevetin gây tim đập chậm và làm cho sự co bóp của tim mạnh lên, như vậy chứng tỏ nó tác dụng nhanh. Nếu tiếp tục tiêm, sẽ thấy xuất hiện các hiện tuợng ngộ độc: Tim đập nhanh và rung tâm thất (fibrillation ventiiculaire). Nhưng hiện tượng ngộ độc do tevetin có thể hết dù đã xuất hiện những triệu chứng ban đầu, không giống như đối với digitalin. Vì digitalin gây ra những hiện tượng tích lũy của nó trong cơ thể. Liều tối thiểu gây tim bóp trên tim ếch là 0,004 đến 0,005mg đối với 1g thể trọng của ếch. Trên toàn thân, tùy theo giống vật thí nghiệm, với liều rất thay đổi từ con vật này sang con vật khác trong cùng một loài, tevetin có thể gây kích thích cơ trơn cùa ruột. Hiện tượng buồn nôn và nôn mửa chỉ xuất hiện (trừ trường hợp nhạy cảm đặc biệt) với liều gần độc (dose subiéthale). Những liều bằng 9/ 10 liều gần độc cũng được bài tiết với cùng một tốc độ đủ cho dưới hình thức nào cũng vậy: Uống tiêm dưới da hay tiêm mạch máu thì điều tiết ra ngoài, sau 5 giờ 47%, 22 giờ 71%, sau 24 giờ 84%. Trên người không có thương tổn gì ở tim, với liều 1 đến 5 đơn vị mèo nghĩa là 0,889 đến 4,445mg tevetin gây tim đập chậm (9 đến 30 lần đập trong 1 phút). Với liều 2 đơn vị mèo, mức tim đập chậm tối đa và xuất hiện trong vòng 2 đến 3 giờ. Đối với một số người, với liều 3 đơn vị mèo có hiện tượng nóng ở tim.  Vị thuốc Thông thiên ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị – Công dụng Lá có vị cay, tính ôn, có độc, có công dụng giải độc tiêu thũng. Hạt có vị cay và đắng, rất độc; công dụng trợ tim, lợi tiểu, tiêu sưng. Vỏ đắng; có công dụng xổ nhẹ, hạ nhiệt. Người ta biết là thevetin có hoạt tính chủ yếu, nhất là đối với tim. Thevetoxin cũng có tác dụng như thevetin nhưng không độc. Qui kinh Đang cập nhật Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thông thiên Chữa suy tim Ta thường dùng hạt làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, dùng hoạt chất thevetin chiết từ hạt dưới dạng dung dịch 1% để uống, ngày 1-2ml, hoặc dạng ống tiêm 2ml/1mg, ngày 1-2 ống. Thevetin dùng cho những trường hợp tim yếu, loạn nhịp, viêm cơ tim, suy tim sau khi mổ hoặc sau khi bị mắc bệnh nhiễm trùng. Chữa viêm kẽ mô quanh móng tay Dùng ngoài giã lá, hạt làm thuốc diệt ruồi, giòi, bọ gậy của muỗi và chữa viêm kẽ mô quanh móng tay. Tham khảo Các nước khác sử dụng thông thiên trong điều trị Ở Trung Quốc, người ta chỉ dùng lá và quả làm thuốc cường tim; lá dùng chữa đinh đầu rắn. Còn rễ, vỏ thân, hoa, hạt và nhựa cây có độc, chỉ dùng để sát trùng. Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị các kiểu sốt gián cách khác nhau, còn nhựa cây rất độc, nhân quả chứa chất độc gây mê và hạt đều có độc nên không dùng trong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: