CÂY LỨC

Cúc tần

Tên khác: Tên dân gian: Cúc tần, cây từ bi, lức, lức ấn, Cây Đại bi, đại ngải, hoa mai não, băng phiến ngải, co mát (Thái), phặc phà (Tày), Ngai camphos plant (Anh), camphrée (Pháp) Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less. Họ khoa học: thuộc họ Cúc – Asteraceae. Cây cúc tần (Mô tả, hình ảnh cây cúc tần, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cây cúc tần là cây thuốc nam quý. Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Ra hoa quả vào tháng 2-6. Bộ phận dùng: Cành lá và rễ – Ramnulus et Radix Plucheae Indicae. Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng ở đồng bằng làm hàng rào cây xanh. Trồng bằng cành vào mùa xuân, mùa thu. Để dùng làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè – thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Thành phần hoá học: Trong lá đại bi có chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là bornéol, camphor, cinéol, limonen, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol… Trong cây đại bi còn chứa 18 chất triterpen như: Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic… Các chất có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon… Trong lá có tinh dầu và acid chlorogenic; trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulos, 2,3% tro; 197mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg% caroten, 15mg% vitamin C. Vị thuốc cúc tần (Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…) Tính vị Cúc tần có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng: Tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng, tiêu thũng, tiêu đàm, cường tim, minh mục, hạ áp, thông kiếu, tán uất hỏa. Làm giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tăng nhu động hô hấp, cầm máu, tiêu viêm, sát trùng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường thu lá non dùng ăn như rau sống. Cành, lá, rễ thường dùng trị 1. Cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện; 2. Phong thấp tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; 3. Trẻ em ăn uống chậm tiêu. Dùng ngoài trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ. Liều dùng: Ngày dùng 10-15g cành lá hoặc 6-8g rễ khô sắc nước uống. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cúc tần Thấp khớp, đau nhức xương Dùng rễ Cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ Trinh nữ 20g, rễ Bưởi bung 20g, Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g, sắc nước uống. Cảm sốt, Nhức đầu, ho, không có mồ hôi; Dùng Cúc tần 2 nắm, lá Sả 1 nắm, lá Chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi Chữa đau mỏi lưng Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận. Chữa chấn thương, bầm giập Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành. Thấp khớp, đau nhức xương Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày. Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần. Chữa ho do viêm khí quản 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ. Tham khảo Nhân dân thường dùng nấu nước xông giải cảm, có khi lấy rễ phơi khô sắc uống giải sốt nóng. Lá non và đọt non giã nhỏ trộn với rượu đắp chữa đau nhức xương. Rễ nấu nước uống làm ra mồ hôi trong bệnh sốt rét. Ở Trung Quốc (Quảng Châu), người ta dùng lá tươi giã nát, trộn với bột gạo và đường làm bánh cho trẻ con ăn để cho ấm dạ dày và trừ cam tích. Để trị ghẻ, dùng cành lá nấu nước tắm. Để trị chấn thương, bong gân, dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào. Ở Ấn Độ, người ta cho rằng rễ và lá làm se, giải nhiệt, giảm sốt. Ở Trung Quốc, còn dùng chữa viêm hạch bạch huyết dạng lao cổ. Ở Thái Lan, toàn cây được dùng ngoài trị bệnh về da; lá tươi được dùng trị bệnh Trĩ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: