CÂY DẠ CẨM

Dạ cẩm

Tên khác Tên thường gọi: Dạ cẩm, cây loét mồm, đất lượt, đứt lượt, chạ khẩu cắm, ngón lợn, dây ngón cúi. Tên tiếng Trung: 荞花黄连 Tên khoa học: Hediotis capitellata Wall. ex G.Don, Họ khoa học: họ Cà phê (Rubiaceae). Cây dạ cẩm (Mô tả, hình ảnh cây dạ cẩm, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cây dạ cẩm là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn; cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 5mm; lá kèm có lông và 3-5 thùy hình sợi. Cụm hoa chuz ở ngọn và nách lá, mang tán tròn; mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen. Mùa quả tháng 5-7. Phân bố, thu hái: Mọc hoang ở vùng núi Miền Bắc Việt Nam. Có nhiều ở các tỉnh như: Lạng Sơn tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Đồng và Đồng Nai. Mùa thu hái gần như quanh năm, thường hái là và ngọn non, có thể dùng toàn cây bỏ rễ. hái về rửa sạch phơi hay sấy khô, để nơi khô ráo dùng dần hay nấu cao. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất – Herba Hedyotidis. Thành phần hoá học: Toàn cây chứa alcaloid, tanin, saponin, anthraglycosid. (Hội đông y Lạng Sơn) Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit. Tác dụng dược lý: Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt. Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại. Vị thuốc dạ cẩm (Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…) Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tình bình Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Công dụng: Chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày, chữa lở miệng, viêm họng Cách dùng, liều dùng: Dùng chế thành dạng cao lỏng: Người ta dùng lá Dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá Dạ cẩm với nước thành 8kg cao, cho vào 2kg đường và đánh tan còn 9kg, cuối cùng thêm 1kg mật ong. Cao có màu nâu đen, vị hơi đắng và có mùi lá cây. Đóng thành chai 250ml. Ngày uống 2-3 lần, trước khi ăn hoặc khi đau, mỗi lẫn 1 thìa to. Dùng chế thành dạng cốm: Bột lá khô Dạ cẩm 7kg, Cam thảo 1kg, đường kính 2kg, hồ nếp viên đủ làm thành cốm. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần 10-15g, trẻ em dưới 15 tuổi: 5-10g. Ngoài việc dùng chữa loét dạ dày, Dạ cẩm còn được dùng chữa loét miệng lưỡi và chữa các vết thương. Cũng dùng phối hợp với các vị thuốc khác như Cỏ bạc đầu, lá Răng cưa, giã đắp trị đau mắt; hoặc phối hợp với vỏ Đỗ trọng nam chữa bong gân. Dùng dưới dạng thuốc sắc từ thân và lá phơi khô. Ngày từ 10-25 lá, uống trước khi ăn hay vào lúc đau Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc dạ cẩm Chữa loét dạ dày, ợ chua: Dùng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn. Chữa lở loét miệng lưỡi: Dùng cao lỏng Dạ cẩm trộn với mật ong, bôi hàng ngày. Chữa vết thương, làm chóng lên da non: Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp. Tham khảo Phân loại dạ cẩm Trên thực tế hiện nay người ta dùng 4 loại cây dạ cẩm, có thể là các dạng của loai mô tả trên: Cây dạ cẩm thân tím và cây dạ cẩm thân xanh (có khi gọi là thân trắng); mỗi loai lại thấy có 2 loại: loại nhiều lông nhìn rõ và loại ít lông trông không rõ. Loại thân tím có đốt cách thưa nhau, loại thân xanh hay trắng có đốt mọc sít nhau hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: