CAM

Muồng truổng

Tên khác: Tên thường gọi: Muồng truổng còn gọi là Màn tàn, Sen lai, Tần tiêu, Buồn chuồn, Mú tương, Cam (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Lạc giao, Điểu bất túc, Ưng bất bạc (Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục). Ô nha bất xí, Lặc đương (Linh nam thái dược lục), Ô bất túc, Hoa mi giá (Linh nam thảo dược chí), Thích đảo thụ (Quảng Châu bộ đội thường dụng trung thảo dược thủ san). Tên tiếng Trung: 簕欓花椒 Tên khoa học: Zanthoxylum avicennae Họ khoa học: Thuộc họ Cam quýt – Rutaceae Cây Mường truổng (Mô tả, hình ảnh cây Mường truổng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả cây Cây nhỏ nhưng cũng có cây gỗ to có thân mang nhiều gai lởm chởm, cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá nhẵn, kép lông chim rìa lẻ 3-13 lá chét, cuống lá hình trụ có khi kèm theo đôi cánh nhỏ. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn tận cùng, dài hơn lá. Quả dài 4mm, lớp vỏ ngoài không tách khỏi lớp vỏ trong, mỗi ngăn chứa một hạt màu đen. Phân bố, thu hái và chế biến Muồng truổng mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta, có mọc cả ở Miền Nam. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễhoặc vỏ thân, vỏ rễ về sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác. Thành phần hoá học Trong rễ màu vàng, vị rất đắng, có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal. Vỏ cây hàm chứa Diosmin (hương diệp mộc đại), Hesperidin (đăng bì đại), Avicennin (lặc giảo tố) lại còn hàm hữa sterol, thành phần phenol, axit hữu cơ. Vị thuốc Muồng truổng (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính vị: Vị cay, tính ấm (Bản thảo cầu nguyên). Công dụng: Trừ phong, hóa thấp, tiêu sưng, thông lạc. Chủ trị: Trị họng hầu sưng đau, hoàng thũng, sốt rét, phong thấp xương đau, vấp ngã đánh đập tổn thương. Trị đờm hòa, đờm rượu, mở hầu họng sưng đau. Ngâm rượu uống trừ phong, trị vấp ngã đánh đập. (Bản thảo cầu nguyên) Trừ phong, trị hoàng thũng. Lại trị thương hàn, chứng vàng da do ăn. (Linh nam thái dược lục). Trị trẻ con bị Tức bụng chướng, tiểu tiện ngắn, vỵ ngóc, gân lạc bụng xanh gọi là bệnh bạch tử đàm (Sinh thảo dược thủ san). Hóa thấp, khu phong, tiêu thũng, hư vàng, trị bệnh cổ, trí sốt rét lui nóng. (Linh nam thảo dược chí) Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Muồng truổng Trị viêm gan mãn tính: Lấy rễ muồng truổng khô 1-2 lạng sắc uống. Trị thủy thũng do viêm thận Rễ khô “Ưng bất bạc” 1-2 lạng sắc nước uống. Trị phong thấp xương đau, vấp ngã, đánh đập ứ máu đau: Rễ khô muồng truổng từ 1-2 lạng sắc nước uống. Trị vấp ngã, tổn thương, vùng eo lưng làn việc nặng nhọc bị tổn thương, khớp đốt đau do phong thấp, viêm khớp kiểu phì đại: Rễ muồng truổng 1 lạng Rễ tường vi qua nhỏ 1 lạng Rễ sơn hoa tiêu 0.8 lạng Các vị trên dùng 1 kg rượu nóng ngâm nửa tháng, lần thứ nhất uống 100ml sau đó mỗi lần dùng 50 ml mỗi ngày dùng 2 lần, đồng thời dùng lượng vừa phải xoa bên ngoài. Tham khảo Lá non muồng truổng: Có chứa hesperidin (đăng bì đại) công dụng trị hoàng đản. Theo Linh nam thái dược lục: có tác dụng chữa bệnh lở loét vú, lấy lá non giã nhừ sắc uống, cùng chút rượu, lấy bã đắp xung quanh chỗ lở loét, ở giữa không đắp để hở để tiết khí độc đi. Vỏ quả muồng truổng tại Quang Đông, Quảng Tây Trung Quốc sử dụng chữa bệnh với tên “Thổ thoa tiêu” Muồng truổng là một vị thuốc còn nằm trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta thường lấy rễ về sao vàng sắc đặc mà uống để chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước. Mỗi ngày uống 6-12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Một số nơi dùng lá nấu ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: