Cải cúc
Tên khác Cải cúc, Cúc tần ô, Rau cúc, Rau tần ô Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc – Asteraceae. Cây Cải cúc ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm. Các lá bắc của bao chung không đều, khô xác ở mép. Mùa hoa vào tháng 1-3. Bộ phận dùng: Cành lá Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Cận đông, được nhập trồng ở nhiều nơi khắp nước ta làm rau ăn. Có nhiều giống trồng khác nhau; ta thường trồng giống cây lùn không cao quá 70cm. Thành phần hóa học: Rau Cải cúc chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Lá chứa 7-glucosid của quercetin, quercetagetin và luteolin. Vị thuốc Cải cúc ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị Vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát. Công dụng: Kiện tỳ vị, trừ đờm, tán phong nhiệt. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cải cúc Chữa ít sữa sau sinh Sản phụ sau sinh muốn có nhiều sữa nên bổ sung món rau cải cúc và thịt nạc hấp cách thủy. Cách làm như sau: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo. Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, đem hấp cách thủy, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3-5 ngày. Chữa ho ở trẻ em Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày. Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh Rau cải cúc 100 – 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình. Trị ăn uống không tiêu, người mới khỏi ốm, yếu Cải cúc 500g, gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc. Tát cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng. Giải cảm Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh. Chữa tiêu chảy Cải cúc có thể chữa được bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng rất hữu hiệu. Lấy 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 – 5 ngày. Trị hoa mắt, lợi tiểu Khi bạn gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, hãy dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Sau đó, làm sạch cá diếc, bỏ vảy, rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. Làm trong liệu trình 10 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Hạ huyết áp Axit amin và tinh dầu có trong cải cúc có tác dụng làm thanh sáng đầu óc, đồng thời giúp hạ huyết áp. Cách chế biến: Bên cạnh cách ăn như nấu canh hay trộn gỏi, bạn có thể ép cải cúc lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Món thuốc này đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu. Trị đau đầu kinh niên Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu). Nếu bạn đau đầu không đúng mùa cải cúc cũng đừng lo lắng, chỉ cần chịu khó phơi khô cải cúc dùng dần là được. Lưu ý, khi phơi rau cải cúc thì nhớ phải chọn các cây già già một chút, tốt hơn hết là giữ cả phần rễ cây. Những cây cải cúc già có hoa thì lại càng quý vì khi phơi rau cải cúc sẽ để được rất lâu. Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh Rau cải cúc 100 – 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình.