BÙI

THỊ ĐẾ

Tên khác Thị đế là tai quả Hồng còn gọi là Thị đinh, Tai hồng Tên tiếng Trung: 柿蒂 Tên khoa học: Diospyros kaki L. f.  Họ khoa học: Thuộc họ Thị – Ebenaceae. Cây Hồng (Mô tả, hình ảnh cây Hồng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Khi dùng đơn thuốc trên, có thể gia giảm vị đinh hương và thị đế, nếu nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng thị đế, nếu lạnh nhiều thì giảm thị đế, tăng đinh hương. Tuy nhiên, không dùng đinh hương quá 10 g.Cây hồng là một cây nhỡ cao chừng 5-6m, có thể tới 10m nhiều cành. Lá mọc so le, có cuống ngắn, dài không quá 1cm. Phiến lá thuôn hình trứng, dài 7-14cm, rộng 4-8cm, mép nguyên hay hơi lượn sóng. Tháng 6 ra hoa màu vàng trắng nhạt. Cây đực, cây cái riêng biệt hoặc có khi hoa đực, hoa cái có trên cùng một cây. Hoa đực mọc từng 2-3 cái một thành hình tán, hoa cái mọc đơn độc. Tháng 9-10 ra quả khi chín có màu vàng hay đỏ thẫm.  Phân bố và thu hái Cây hồng được trồng tại khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam và một số tỉnh phía Nam như Lâm đồng, Tây nguyên.. Nó mọc hoang tại Trung Quốc và Nhật Bản.  Sau khi ăn hồng, thu lấy tai (đế) phơi hay sấy khô.  Bộ phận dùng làm thuốc Lá, Thịt và tai quả hồng đều được dùng làm thuốc. Thành phần hoá học  Trong tai hồng có các chất tanirv đặc biệt bao gồm axit tritecpenic (độ chảy 82°C), axit ursolic, oleanolic và axit betulinic. Trong quả hồng xanh có chất tanin làm cho quả hồng có vị rất chát, khi chín vị chát hầu như mất đi. Khi đó lượng đường có chừng 13-19% dưới dạng glucoza, sacaroza và fructoza, 1,15- 1,60% chất protein.  Vị thuốc Thị đế (Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị Vị đắng, tính ôn Công dụng: Có tác dụng chữa đầy bụng, ho, nấc, đi tiểu đêm Liều dùng Mỗi ngày 6-10 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Thị đế Chữa nấc hoặc đầy bụng không tiêu. Thị đế 8 g, Đinh hương 8 g, Sinh khương 5 lát, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị trần bì 4 g, thanh bì 4 g, bán hạ 2 g. Chữa nấc,chứng hư hàn ách nghịch: Đinh hương, Đảng sâm, Thị đế (tai hồng), Gừng tươi, Cách dùng: sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Thị Đế Thang-Tế Sinh Phương).  Chữa nấc cụt, nôn mữa: Thị đế 12g, Đinh hương 4g, Nhân sâm 16g, Gừng tươi 12g. Sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí, ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Đinh Hương Thị Đế Thang) Trị chứng nấc cục do hàn: Thị đế 8g. Cam thảo 4g, Đinh hương 8g, Lương khương 4g, Sinh khương 5lát, Tán bột ngày uống 6-8g. Tác dụng: Thuận khí, giải uất, tán hàn, chỉ thống. (Đinh Hương Tán – Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận). Chữa nấc bụng đầy không tiêu: Thị đế 8g, Đinh hương 8g, Sinh khương 5 lát, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị Trần bì 4g, Thanh bì 4g, Bán hạ 2g. Sắc uống ngày một thang.(Kinh Nghiệm Dân Gian) Tham khảo Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành “hồng ngọt” và “hồng chát” (còn gọi là “hồng ngâm”). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc”. Thị sương: Là chất đường trong quả hồng. Khi làm mứt hồng, chất đường tiết ra được thu thập lấy, gọi là thị sương. Cho vào nồi đun nhỏ lửa, khi thành đường thì đổ vào khuôn, phơi cho se rồi dùng dao cắt thành miếng, đem phơi khô hẳn. Dân gian thường dùng thị sương chữa đau họng, ho. Thị tất: Là nước ép quả hồng khi còn xanh, phơi hay sấy khô, thường dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp. Lá hồng Có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: