BÔNG

Cây bông

Tên khác Tên khoa học Gossypium. Thuộc họ Bông Malvaceae  Cây bông ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả Cây cao cỡ 1 m, hoa vàng có 3 lá hoa, sợi dính vào hạt. Vỏ rễ dùng để cho có kinh nguyệt, có thể làm trụy thai, hạt có tính làm sinh sữa. Hạt bông có hình bầu dục, nhọn một đầu, hạt bống đã chín thì có màu đen hoặc màu nâu đen, rất cứng. Hạt bông chưa chín thì vỏ hạt có màu hồng, màu nâu, màu vàng, có khi màu trắng, vỏ hơi mềm. Cấu tạo hạt bông gồm có: lông áo, vỏ, nhân (nội nhũ phôi). Phần ngoài của vỏ hạt là xơ bông (có hai loại là xơ ngắn và xơ dài). Khi đưa bông hạt vào cán để lấy xơ dài kéo sợi thì trên vỏ hạt còn bám xơ ngắn, lớp xơ ngắn này người ta còn gọi là lông áo vỏ hạt. Màu sắc của xơ ngắn thay đổi tuỳ thuộc vào giống bông có màu trắng, màu tro hoặc màu nâu vàng. Hiện nay trong công nghệ ép dầu người ta còn bóc lớp xơ ngắn khỏi vỏ hạt lần nữa để đưa vào cống nghệ dệt vải không dệt. Trong công nghệ sản xuất hạt giong phục vụ sản xuất thì người ta khử bỏ lớp lônơ áo trên vỏ hạt để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm được dễ dàng, đồng thời khử mầm mống sâu bệnh hại. Khối lượng của hạt bông là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt giống cũng như hạt bông thương phẩm. Khối lượng 100 hạt của các hạt giống bông luồi từ 8 -12 gam, các giống bông lai 10 – 13 gam, bông cỏ chỉ từ 8 – 10 gam. Trong cùng một loài thì giống chín sớm hạt bông thường nhỏ hơn giống chín muộn. Trên cùng một cây thì quả gần gốc, gần thân chính có hạt nặng hơn. Thành phần hóa học Theo sự nghiên cứu ghi trong tài liệu cũa Liên Xô cũ trong vỏ rễ cây bông có chứa sinh tố K, chất gossypola C30H10O8′, một ít tinh dầu, một ít tamin. Phân tích thành phần hóa học trên hạt bông đã thu được: Protein: 21,7%          MgO: 0,54%              Tro: 3,96% N: 3,0%                      Lipit: 21,4%              Gluxit: 45,6% CaO: 0,2%                 K20: 1,25%               P205: 1,10%  Vị thuốc cây bông ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Công dụng: Điều kinh. Liên Xô cũ công nhận vỏ rễ cây bông là một vị thuốc chính thức dùng dưới dạng cao lỏng làm thuốc cầm máu tử cung. Nhân ta và một số nước khác dùng làm thuốc điều kinh. Nó gây co bóp tử cung giống như sự co bóp tự nhiên khi đẻ. Tính vị – qui kinh: Đang cập nhật. Liều dùng: 3-5g dưới dạng sắc.  Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bông Điều kinh, thông kinh. Vỏ rễ cây bông 3g, nước 300ml, sắc còn 100ml. Uống trong ngày. Tham khảo Phương pháp trồng cây bông Nhiệt độ Cây bông là cây trồng có nguồn gốc vùng nhiệt đới do vậy nó đòi hỏi nhiệt độ cao. Khởi điểm phát dục của cây bông từ 10°c trở lên, thích hợp nhất là 25 – 30°G. ở nhiệt độ dưới 25°c cây bông phát triển chậm lại và ở nhiệt độ dưới 17°c cây bông cằn lại. Nhiệt độ quá cao 37 – 40°c cây bông rigừng phát triển. Trường hợp nhiệt độ cao hơn yêu cầu bình thường thì ở giai đoạn đầu cây con (trước ra nụ) sẽ thúc đẩy cây bông sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Ớ giai đoạn hoa rộ thì sẽ làm cho khả năng thụ phấn kém, rụng nụ, đài nhiều. Ớ nhiệt độ cao trên 40°c thì hạt phấn hoàn toàn mất khả năng thụ phấn. Nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến quá trình hút dinh dương của cây bông làm giảm tỷ lệ xơ bông, chiều dài xơ. Tổng tích ôn hữu hiệu mà Gây bông cần từ khi mọc đến khi quả nở trung bình từ 1450 – 1650°c. Ánh sáng Cây bông rất ưa ánh sáng, trong điều kiện thiếu ánh sáng cây bông phát triển chậm và cây vống lên. Nếu trong giai đoạn nụ hoa và hình thành quả mà cây bông bị thiếu ánh sáng thì sẽ xảy ra rụng đài và quả non nhiều. Thời gian chiếu sáng trong ngày có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây bông. Cây bông đòi hỏi ngày ngắn đêm dài. Trong điều kiện ngày dài thì cây bông phát triển châm, chuyển hóa sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực muộn (ra nụ, nở hoa chậm). Còn trong điều kiện ngày ngắn cây bông phát triển nhanh hơn, chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cũng nhanh hom. Nước Cây bông lá cây chịu hạn tốt, song để cho cây bông sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất cao, phẩm chất xơ tốt thì phải có chế độ nước thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây bông. Ở giai đoạn cây con (trước khi ra nụ) khi diện tích lá quang hợp ít thì cây bông cần ít nước (1 ha cần bình quân 10 – 12 m3 nước). Tiếp theo giai đoạn nụ, đặc biệt là giai đoạn hoa nhu cầu về nước của cây bông tăng lên mạnh để phục vụ cho nhu cầu hình thành nụ, hoa, quả (ngựời ta tính giai đoạn nụ cần 30 – 35 m3/ha, hoa cần 90 – 100 rnVha). Đến giai đoạn nở qụả thì nhu cầu nước của cây bông giảm xuống chỉ cần 30 – 40 m3/ha. Cả vụ bông cần khoảng từ 5000 I 8000 m3 nước/ha, bằng 1/3 nhu cầu nước của cây lúa. Đất và dinh dưỡng Cây bông trổng được trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, có độ mùn từ trung bình trở lên, có pHKCI >5. pH thích hợp nhất cho cây bông là 6,5: H 7,5. Nếu bông trồng trên đất chua (pH từ 4,5 – 5) và đất mặn nàng suất bông thấp, đất có độ pHKL < 4,5 thì không trổng được bông. Cây bông cho năng suất cao khi đất đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây bông sinh trưởng và phát triển. Dựá vào từng loai đất phân tích nông hóa, giàu hoăc nghèo dinh dưỡng mà con người phải cung cấp thêm vào trong đất một lượng dinh dưỡng nhất định phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của cây qua từng giai đoạn thì mới có cơ hội thu được năng suất cao. Ngoài phân bón đa lượng NPK cung cấp qua bộ rễ, cây bông còn có nhu cầu lớn về phân vi lượng bổ sung qua rễ hoặc lá. Phân đạm Phân đạm là dinh dưỡng cây bông cần để sinh trưởng phát triển, đồng thời đạm là thành phần cấu tạo các • chất protein, diệp lục tố, acid nucleotit và các loại men. – Nếu cung cấp đạm đầy đủ có tác dụng làm tăng diện tích lá, tăng hàm lượng protein trong thịt lá, tăng tổng hợp diệp lục, tãng khả năng quang hợp. Đồng thời các’hoạt động sinh lý mạnh lên – rễ, thân, lá cây bông sinh trưởng tốt, phát dục nhanh, thời kỳ đậu quả hữu hiệư cao. Ngoài ra còn làm cho chiều dài xơ tăng, hàm lượng protein và hàm lượng dầu trong hạt cao. Nếu thiếu đạm cây bông sinh trưởng chậm, mọc thấp, lá nhỏ, màu nhạt, số cành quả ít, bông rụng nụ, đài nhiều, tàn lụi sớĩĩí, quả bé, trọng lượng nhẹ. – Thừa đạm cây sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, phiến lá to, mỏng, lóng cây dài, cây bông cao, ruộng bông rậm rạp, thiếu ánh sáng, nụ ít, bé, rụng đài nhiều, quả nhỏ và nhẹ, dễ bị thối khi mưa nhiều cuối vụ, sâu bệnh phát sinh mạnh đặc biệt là bệnh hại. Phân lân Là nguyên tố quan trọng 4ạo nên protein – acid amin và ATP cung cấp năng lượng cho cây, có tác dụng làm tăng trưởng phát dục của cây, tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây, thúc đẩy phát triển bộ rễ thời kỳ cây con. Thời kỳ 45 – 50 ngày sau gieo lân thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng chuyển nhanh sang sinh trưởng sinh thực, cây bông sớm ra nụ hoa. Ở thời kỳ sau thì lân xúc tiến hạt bông mau chín, tãng hàm lượng dầu trong hạt, tãng khối lượng quả, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống phèn, mặn cho cây bông. Thiếu lân bông sinh trưởng chậm, lá có màu lục tối, bộ rễ kém phát triển, ra hoa quả khó khăn, đậu quả muộn, quả nhỏ, hạt lép, độ chín xơ thấp. Kali Kali giúp cho cây chắc khỏe, tăng tỷ lệ đậu hoa quả, tăng khả năng vận chuyển đạm tự do thành đạm protit về hoa quả. Kali có trong dịch tế bào, tạo áp suất thẩm thấu để cây hủt dinh dưỡng. Kali còn làm tăng hàm lượng xenlulo trong cây tăng khả năng tổng hợp đường, tăng khả năng chống chịu hạn, chống nhiệt độ cao và kháng bệnh. Thiếu kaii làm cho cây chống chịu kém, nhanh tàn lụi sớm, quả nhỏ, nở khó, năng suất thấp, độ chín xơ thấp. Các nguyên tố vi lượng và trung lượng Ngoài các nguyên tố đa lượng (NPK) cây bông còn cần một số yếu tố trung lượng và vi lượng như: s, Mg, Ca, Zn, B, Cu, Na, clorua v.v… Các nguyên tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến số quả trên cây và năng suất bông hạt. Những vùng bông mà nông dân có tập quán bón phân chủ yếu là NPK liên tục nhiều năm, không chú ý đến bổ sung nguyên tố s, Mg, khi thiếu s, Mg làm hạn. chế sự hình thành diệp lục dẫn đến cây thấp lùn, lá vàng úa ít quả, quả nhỏ, làm giảm đáng kể năng suất. Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng phân bón qua lá và loại phân tổng hợp có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: vcc, Bayíolan, HVP, KOMIX. Sử dụng các loại phân này pha nước phun cho bông tít 2 – 3 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày ở giai đoạn 60 J- 85 ngày tuổi sẽ làm tăng năng suất bông hạt rõ rệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: