BÌNH VÔI

Chìa vôi

Tên khác Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng Tên khoa học Cissus modeccoides Planch Thuộc họ Nho Vitaceae Cây Chìa vôi ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả cây Cây nhỏ leo, cao 2 – 4m, nhẵn khắp mọi phần. Cành gần hình trụ, đôi khi hơi đỏ, màu nhạt hay xanh nước biển, to bằng ống lông ngỗng. Thân cây có khía. Tua cuốn đơn, hình sợi chỉ. Lá đơn, 5 – 7 thùy chân vịt, hình tim ở gốc nhưng hẹp dần trên cuống, những cái trên gần nguyên, hình mũi mác; răng rất nhỏ, nom như những cái lông, hướng về ngọn, 5 – 7 gân gốc, tạo thành gân giữa của mỗi thùy; mỗi cái mang 8 – 10 đôi gân bên, tất cả hơi trắng ở mặt dưới; gân con không rõ rệt, thành mạng lưới nhỏ; cuống lá dày ở phía gốc; lá kèm thuôn, hình tim ở gốc, tù ở ngọn, thắt lại ở quãng giữa, rụng khá sớm. Cụm hoa đối diện với các lá thành ngù, ngắn hơn các lá, có cuống; lá bắc thuôn; giống như lá kèm, rụng rất sớm; cuống hoa nhẵn; nụ hoa hình trứng. Đài hình chén, rất nhẵn, 4 cánh hoa màu hơi vàng, dài 2mm, 4 nhị; chỉ nhị bằng đầu nhụy; bao phấn tròn; trung đới không có bướu ở mặt trong. Đĩa dày, khía tai bèo, có 4 thùy ngăn cách nhau bởi những rãnh. Bầu nhẵn; noãn kết liễu bởi một phần phụ hình sợi chỉ thuộc về lỗ noãn, rất dài và cong queo. Quả nang tròn, 5 – 6mm, khi chín màu đen. Phân bố, thu hái và chế biến Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta, có gặp từ Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình vào Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng. Cũng gặp ở bờ bụi, hàng rào. Chìa vôi cũng được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng. Ra hoa tháng 4 – 8, có quả tháng 5 – 10. Thành phần hóa học  – Trong thành phần của cây chìa vôi có chứa hợp chất  saponin, phenolic, acid amin và acid hữu cơ. – Ngọn và lá có glucid 5,4%, protid 1,4%, xơ 1,1%, caroten 1,5 mg%, vitamin C 45mg%, tro 0,8%.  Đây là những chất thiết yếu để hỗ trợ trị những bệnh về xương khớp và cả bệnh thoát vị đĩa đệm.  Vị thuốc Chìa vôi ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị: Vị đắng nhẹ, chua, tính mát. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tán kết, hành huyết. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Chìa vôi  Chữa phong thấp, cơ xương đau nhức: Dây chìa vôi 20g, dây đau xương 15g, cây lá lốt (nhổ liền cả rễ) 15g; sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày. Chữa bong gân, chấn thương sưng nề, tụ máu: Lá chìa vôi, lá thầu dầu tía – 2 thứ bằng nhau; giã nát, trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp và bó vào chỗ chấn thương, ngày thay thuốc 1-2 lần. Ung nhọt sưng tấy, viêm lở da: Dùng lá chìa vôi tươi, giã đắp; kết hợp với uống thuốc tiêu độc: thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g; sắc nước uống trong ngày. Mụn ổ gà ở nách (viêm nang lông kèm theo viêm tuyến hôi) Dùng lá chìa vôi tươi, giã nát cùng với lòng trắng trứng gà; đắp lên nhọt, dùng băng cố định lại, ngày thay thuốc 1 lần. Chai chân mắt cá: Lá chìa vôi tươi giã nát cùng với 1/3 râu tôm sống; đắp vào chỗ bị bệnh, dùng băng cố định, ngày thay thuốc 1 lần. Rắn rết cắn: Giã lá chìa vôi tươi với muối, nhai nuốt dần nước, bã đắp lên vết thương.​Thoát vị đĩa đệm: Dây chìa vôi 40g, lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cây tầm gửi 20g, cây dền gai 20g sắc với 1,5lit nước dùng uống hàng ngày. Đau nhức xương: Chìa vôi 20g, rễ lá lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày.​Thoái hóa cột sống: Dây chìa vôi 50g, Đương quy 20g, xuyên khung 10g, ngưu tất 40g, cẩu tích 20g. Tất cả các vị thuốc ngâm trong 1 lít rượu trắng sau 1 tuần là dùng được, mỗi ngày uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 20ml).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: