Bổ béo
Tên khác Còn gọi là bùi béo, bèo trắng. Tên khoa học: Gomphandra tonkinessis Gagnep. Thuộc họ Thụ đào Icacinaceae. Cây Bổ béo ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả Bổ béo là một cây nhỏ cao 1-2m hay hơn rễ mập giống củ sắn, mền và nạc, màu trắng ngà, có lông ngắn. Lá mọc so le hình mác, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông. Cuống lá cũng có lông, hoa màu trắng mọc thành ngù kép đối xứng với lá. Nhị thò ra ngoài, quả thuôn tròn, có đài còn lai có lông. Mùa hoa quả tháng 5-7. Phân bố, thu hái và chế biến Cây mọc hoang dại ở những nơi mát vùng núi ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình.. Người ta đào lấy rễ củ thường vào mùa thu. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con thái mỏng phơi khô. Có người ngâm nước vo gạo trong 24 tiếng, lấy ra phơi khô rồi lại tẩm gừng hoặc rượu rồi sao vàng. Khi dùng cứ để nguyên ngâm rượu hoặc tán bột thành viên. Thành phần hoá học Chưa thấy tài liệu nghiên cứu Vị thuốc Bổ béo ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị: Bổ béo vừa ngọt, vừa hơi đắng Qui kinh: Đang cập nhật Công dụng: Nhuận tràng, lợi tiểu Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bổ béo Thuốc bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Người uống lâu ngày béo khỏe. Ngày dùng 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, tán bột hoặc trộn với mật làm viên. Chữa kém ăn, mắt ngủ, cơ thể mệt mỏi, phụ nữ sau khi sinh: Rễ bổ béo (20g), cây ké hoa vàng (20g), thân cây khế rừng (20g), cành lá dạ cẩm (20g), nhân quả giun (10g). sắc nước uống. Thuốc lợi sữa: Rễ bổ béo (20g), thân cây ớt làn lá to (10g), rễ xích đồng nam (10g), rễ hà thủ ô trắng (10g). Sắc nước uống. Thuốc bổ: Rễ Bổ béo 12g, sắc uống mỗi ngày. Có thể tán dược liệu thành bột, trộn mật làm thành viên. Có thể ngâm rượu uống.