ANG KRANG

Cam thảo dây

Tên khác: Còn gọi là trương tư tử, tương tự đầuk, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi Tên khoa học Abrus precatorius L. Thuộc họ Đậu (Fabaceae).   Tiếng trung: 相思 藤 Cây cam thảo dây ( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….) Mô tả cây Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15-24 cm, gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5-20mm, rộng 3-8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm, mặt có lông ngắn. Hạt từ 3-7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh tễ. Phân bố, thu hái và chế biến Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dây và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn. cây Trồng được 3 tháng đã có thể thu hoạch dây lá. Cắt các đoạn dây mang lá, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân-hè; thu hoạch quả vào mùa thu rồi phơi khô, đập bỏ hạt. Dây cam thảo cho những bộ phận dùng làm thuốc sau đây. + Rễ và lá dùng thay cam thảo bắc ở nhiều nước, do đó còn có tên liane reglisse. + Hạt là tương tư tử – Sêmn Abri Vỏ ngoài hạt có sắc tố màu đỏ, có độc chỉ dùng ngoài Thành phần hoá học Rễ và lá dây cam thảo chữa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng. Hạt chứa một chất protit độc gọi kà abrin, chất abralin là một glucoxit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo, chất béo lipaza 2.5% chất béo, chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.  Vị thuốc Cam thảo dây ( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. ) Tính vị: Vị ngọt, tính mát Qui kinh: Vào 12 kinh Công dụng: lá cay có công dụng: Sinh tân, chỉ khát, nhuận phế, thanh nhiệt Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cam thảo dây: Dùng trong nguyên liệu làm chè thanh nhiệt rất tốt Trị thuỷ đậu DINH HUYẾT GIẢI ĐỘC THANG Ngân hoa 12g Lục đậu bì (vỏ Đậu xanh) 12g Sinh địa 12g Là Tre 16g Cam thảo dây 12g Lô căn (rễ Lau) 8g Hoàng đằng 8g Mẫu đơn bì 8g  Bài thuốc chữa hầu họng xưng đau: Xạ can 6g Tang bì (tẩm mật sao) I2g Bạch mao cân I2g Cát căn I2g ô mai 6g Cam thảo dây 12g   Các vị cho vào 600ml nưốc, sắc lấy 100ml nước thuốc, chia uống trong ngày. Ngày uống 1 thang. Chữa mụn nhọt trốc lở toàn thân Bồ Công anh 15g Sài đất 15g Kim ngân dây 10g Thương nhĩ tử (sao chảy) 10g Cam thảo dây 15g Cách dùng, liều lượng: Các vị cho vào 800ml nưởc, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang. Trị ỉa chẩy cấp tính: Cát căn 30g Rau má khô 30g Búp tre non 20g Cam thảo dây (dây chi chi) 10g Chủ trị: Ỉa chảy, bụng quặn đau lại mót đi ngoài ngay. Phân lỏng hoãc !oãng như nước màu vàng, đi toé như xối nước, có tiếng kéu bảnh bạch d đoạn sau, biểu hiện trong ruột có nhiều hai, ngày đi 5 – 7 lần, thậm chí hơn chục lần, phân mùi thối nống. Có khi phát sốt nhẹ, khát đòi uống nước, thích nước mát, tiểu tiện lượng ít màu vàng hoặc đỏ. Ở trẻ em ỉa chảy vài ngày là hậu môn đã đỏ và có cảm giác nóng, ngưài mệt lả không muốn ăn. Cách dùng, liều lượng: Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 500ml nước thuốc để nguội cho uống thay nước trong ngày. Ngày uống 1 thang. Trẻ em giảm liều tượng xuống một nửa. Kiêng kỵ: Ỉa chảy hư hàn không dùng.  Trị viêm phế quản mãn,ho khạc đờm trắng: .TRẤN BÌ LA BẠC THANG: Trần bì (sao vàng) 10g La bạc tử (sao thơm) 10g Vỏ Vối (sao thơm) 10g Cam thảo dây 8g Gừng tươi 4g   Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần. Ngày uống 1 thang. Trị suy nhược cơ thể, khí huyết hư: ĐẠI BỔ KHÍ HUYẾT TINH: Hoàng tinh chế 20g, Cẩu tích 20g, Kỷ tử 10g, Dâm dương hoắc 12,g Lá Quao nước 20g, Huyết rổng 20g, Bố chính sâm 20g, Khương hoàng (Nghệ vàng) 12g, Dây Gắm (Vương tôn) 20g, Ngẳt diệp 12g ,Phục linh 12g, Cao Quy bản 50g, Hải sâm khô 50g, Hải mã 1 đôi, Cao xương Dê 50g, Dây Trâu cổ 20g, Cam thảo dây 30g, Hà thủ ô đỏ chế 20g, Rượu trắng 40° 4.000ml  Các vị cho vào ngâm với rượu trắng trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều.Ngày uống 3 lần mỗi lần 15 – 20ml. uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Phụ nữ có thai 3 tháng phù chi dưới: Hương phụ (tử chế) 8g Mộc qua (sao vàng) 8g Ô dược (sao vàng) 8g Tó tử (sao vàng) 8g Trần bì (sao vàng) 8g Cam thảo dây (sao vàng) 8g Gừng tươi 4g   Các vị sao chế cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lẩn trong ngày  Tham khảo Dùng thay cam thảo Bắc. Nhiều nơi dùng cam thảo dây thay cho cam thảo bắc vì vị ngọt lại sẵn có, Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng: giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý. Trước đây người ta dùng hạt này đề chữa đau mắt hột, đau mắt thường 3-5 hạt, giã nát ngâm với 1 lít nước, ngày nhỏ vào mắt 3 lần chất này. Khi mới dùng thuốc gây phản ứng, nhưng sau 48 giờ phản ứng bớt. Sau 1 tuần giác mạc bớt trở lại bình thường, thuốc để lâu không có tác dụng nên dùng đến đâu hết đến đo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: