NGỒI BẮT CHÉO CHÂN QUÝ PHÁI HAY TAI HẠI

⚡️⚡️NGỒI BẮT CHÉO CHÂN QUÝ PHÁI HAY TAI HẠI❗️❗️

?Có bao nhiêu người việc đầu tiên ngồi xuống là bắt chéo chân? Tư thế này có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái nhưng lại vô tình ươm ngòi nổ cho chính sức khoẻ của bạn !!!

?Nguy cơ tăng huyết áp
Nếu bạn ngồi lâu trong tư thế bắt chéo chân, áp lực máu trong cơ thể sẽ tăng lên. Chính vì vậy, dù bạn không có vấn đề về huyết áp, thì bạn cũng nên tránh ngồi tư thế này để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các rối loạn tuần hoàn. Đối với những người có tiền sử về bệnh tim càng phải hạn chế tư thế ngồi này vì chúng dễ gây ra các hiện tượng suy tim và suy hệ tuần hoàn.
? Ảnh hưởng khung xương chậu
Kéo dài tư thế ngồi chéo chân làm cho các cơ bắp đùi trong ngắn hơn cơ bắp đùi bên ngoài, và có nguy cơ làm lệch các khớp ra khỏi vị trí đúng của nó. Đối với phụ nữ, chúng có khả năng gây chấn thương và ảnh hưởng đến xương chậu, tác động xấu đến khả năng làm mẹ…
? Suy giãn tĩnh mạch
Vì sao ngồi vắt chéo chân lại gây suy giãn tĩnh mạch? Các bác sỹ cho rằng, nhiều van nhỏ li ti trong các mạch máu vốn giúp ngăn ngừa máu không chảy sai hướng, khi ngồi vắt chân, sẽ gia tăng áp lực tĩnh mạch và các van đó thu hẹp và yếu dần, khiến chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân bị suy giảm.
? Liệt dây thần kinh mác
Ngồi vắt chéo chân trong thời gian tương đối dài có thể gây ra bại thần kinh mác. Nó gây ra hiện tượng “foot drop”- mất khả năng nhấc mũi bàn chân hay ngón chân và gây tê cứng cổ chân tạm thời. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc qua kiểm tra nhiều bệnh nhân cũng chỉ ra rằng ngồi chéo chân hàng giờ đồng hồ sẽ gây ra hiện tượng tê chân và ‘foot drop’.
☄️ Thoái hóa lưng và cổ
Ngồi với tư thế bắt chéo chân lâu quá ba giờ mỗi ngày có thể khiến bạn dễ mỏi lưng, đau cổ và nhức hông. Nếu bị ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động.

?Nếu không thể bỏ được thói quen ngồi bắt chéo chân, bạn có thể làm như sau để giảm bớt tổn thương cho cơ thể: ngồi bắt chéo chân không quá 15 phút, chú ý hai chân thay đổi nhau. Mỗi 1 tiếng ngồi làm việc nên đứng dậy vận động các khớp 5 phút.

?Tư thế ngồi đúng: lưng thẳng, vai tay thả lỏng, mông ngồi sát lưng ghế. Bàn phím ở ngay trước mặt, khi dùng chuột máy tính nên có chiếc gối nhỏ kê cổ tay, thả lỏng vai. Điện thoại không để xa quá, tốt nhất trong tầm với tay.

☯️CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1️⃣ Thuốc đông y: Các bài thuốc điều hoà cơ thể từ bên trong giúp bài trừ thông kinh hoạt huyết, giãn cơ giảm đau.
2️⃣ Đắp cao ngải cứu: Ngải cứu ôn ấm có lợi cho máu huyết lưu thông, đắp trực tiếp cao ngải cứu lên khớp giúp làm giảm đau nhanh chóng.
3️⃣ Cấy chỉ: Tác dụng giúp giảm đau, giãn cơ, tăng tuần hoàn tại huyệt và vùng lân cận chỗ cấy.
4️⃣ Châm cứu+ chiếu đèn hồng ngoại: Giúp giãn cơ, thông kinh hoạt huyết. Đèn hồng ngoại giúp tăng chuyển hóa, giúp sát khuẩn, tăng tuần hoàn máu.
5️⃣ Giác hơi: Giúp giãn cơ, giảm đau mỏi khớp
6️⃣ Điện xung giác hút: Giúp giảm đau, giảm co thắt, thư giãn cơ.
7️⃣ Xoa bóp: Xoa bóp thúc đẩy máu huyết lưu thông, giảm đau mỏi đốt sống cổ.
_________________________________________________
? Liên hệ Phòng khám- Spa Đông Y Diệp Y Đường để được tư vấn phục vụ tốt nhất – 0908.758.910- 0942.722.786.
? Địa chỉ: B124/8 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh.
?Book lịch ngay tại đây: m.me/phongkhamspadongydiepyduong
 Thời gian làm việc:
✔️Từ thứ 2 đến thứ 7: từ 9:00 đến 20:00.
✔️Chủ nhật: từ 9:00 đến 12:00.
✉️ Gmail: dongydiepyduong@gmail.com

?Website: www.diepyduong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: