GIÁNG ÔNG

Huyết giác

Tên khác Tên thường gọi: Trầm dứa, Xó nhà (Trung), Huyết giáng ông (Nam Dược Thần Hiệu), Giác máu (Lĩnh Nam Bản Thảo), Dứa dại, Cau rừng (Dược Liệu Việt Nam), huyết giác Nam Bộ, bồng bồng, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái), Dragon tree (Anh), dragonnier de Loureiro (Pháp). Tên khoa học: Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep). Tên tiếng trung: 血 角 Họ khoa học: Thuộc họ Hành Alliaceae. Cây huyết giác (Mô tả, hình ảnh cây huyết giác, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả Cây huyết giác là một cây thuốc quý, Huyết giác là một loại cây là loại cây nhỡ, cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm. Phân bố, thu hái và chế biến Huyết giác phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở Việt Nam cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Phải những cây già, đã chết và đổ nát mới có gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt. Trong những chỗ màu đỏ có cảm tưởng như do một loài sâu nào đục khoét gây ra. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loài nấm nào gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Khả năng thu mua huyết giác hằng năm của ta có thể lên tới 20-30 tấn. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Huyết giác hiện nay được thu mua để dùng trong nước và suất sang Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm hiểu được đông y Trung Quốc dùng để làm gì. Tên huyết giác chỉ là tên các nhà đông y Việt Nam thường dùng mà thôi. Mô tả Dược liệu: Vị thuốc Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát. Thành phần hoá học: Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961 nghiên cứu sơ bộ Đặng Thị Mai thì không thấy antoxyan, không thấy có cacmin và cũng không thấy chất nhựa. Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO- OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57-82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%. Tác dụng dược lý: – Chống đông máu: Theo y học hiện đại, dịch lấy từ nước cây huyết giác có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa sự hình thành của các khối huyết. Theo thì nghiệm trên ống kính, dịch chiết ra từ huyết giác có tác dụng ức chế việc kết tập các tiểu cầu. Vì thế, dịch chiết huyết giác này có công dụng chống đông máu hiệu quả. – Huyết giác với công dụng kháng khuẩn: Dịch chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus, vì vậy, có công dụng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, khi thí nghiệm trên ống kính, huyết giác còn có tác dụng ức chế một số loại nấm gây ra bệnh. Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ, thấy chất tan trong rượu với nồng độ 1/270 có tác dụng giãn mạch (báo cáo tốt nghiệp của Đặng thị Mai An, Hà nội, 1961) Vị thuốc huyết giác (Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…) Tính vị: Vị đắng chát, tính bình. Quy kinh: Can, thận Chủ trị: + Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. + Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu. Công dụng Chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí. Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp bó gãy xương. Ngày dùng 8-12g sắc uống Hoặc dùng thuốc ngâm rượu uống hoặc xoa. Liều dùng Ngày dùng 8- 12 g, phối ngẫu trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc huyết giác Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, khi dùng huyết giác kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, giảm đau, làm giãn mao mạch, giúp máu lưu thông như ô đầu, gừng, một dược, nhũ hương, băng phiến… sẽ có tác dụng rất tốt cho những trường hợp bị thoái hóa khớp. Trị đau nhức, vết thương do ngã, do đòn roi, tụ máu… Bài thuốc ngâm rượu: Huyết giác 20g, Quế chi 20g, Thiên niên kiện 20g, Đai hồi 20g, Địa liền 20g, Gỗ vang Các vị tán nhỏ, cho vào chai với 500ml rượu 30 độ, ngâm một tuần lễ, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Khi bị thương do đánh đập, ngã, đau tức, bầm ứ huyết, dùng bông tẩm rượu thuốc xoa bóp. Nhân dân thường ngâm rượu Huyết giác 2/10 uống chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp). Vùng tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng bị trật do gánh vác nặng và leo chạy nhiều lao lực: Dùng Huyết giác, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12g sắc uố Nếu có sốt, ho, tim to thì gia Dành dành, Thiên môn, Địa cốt bì, Huyền sâm, mỗi vị 12g sắc uống. Thuốc bổ máu: Huyết giác 100g, Hoài sơn 100g, Hà thủ ô 100g, quả Tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g. Chữa chảy máu do vết thương hở: Dùng bột và nhựa cây huyết giác bôi vào vết thương sẽ có tác dụng cầm máu tốt. Chữa chảy máu cam: Dùng nhựa cây huyết giác, bạc hà (các loại bằng nhau) tán thành bột rồi thổi vào mũi sẽ hết. Thông huyết ứ, giảm đau khi bị bong gân: Huyết giác, quế chi, đại hồi, địa liền, thiên niên kiện, mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng trong 1 tuần. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng bông thấm rượu thuốc bôi vào chỗ đau, xoa bóp trong 15 phút. Ngày làm 3 lần. Tham khảo Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng. Phân biệt cây dứa núi và cây huyết giác (có nơi gọi là dứa dại hay trầm dứa) Một số người thường nhầm lẫn cây huyết giác và cây dứa dại vì có hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên cần phân biệt cây Dứa lẵng la (còn gọi Dứa núi) tên khoa học là Pandanus utilis, thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae. Còn cây dứa dại – xác máu mọc nhiều ở danh thắng Ngũ Hành Sơn chính là cây Huyết giác, có tên khác là Giác máu, Trầm giác, Dứa ông…, tên khoa học Dracaena cambodiana, thuộc chi (Huyết dụ) – Dracaenaceae, họ hành tỏi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: