DÂY ĐẤT

Mặt quỷ

Tên khác: Tên thường gọi: Mặt quỷ còn gọi là Ðơn mặt quỷ, Nhàu tán, Dây đất, Nhầu đó, Cây ganh, Khua mak mahpa (Lào). Kê nhãn đằng, Dương giác đằng, Bách nhãn đằng (Vân Nam Trung dược tư nguyên danh mục), Bạch diện ma, Hồng đầu căn, Sơn bát giác (Quảng Tây dược thực danh lục), Xuyên cốt trùng, Phóng cân đằng, Ngưu đích đằng (Phúc Kiến trung thảo dược). Tên tiếng Trung: 羊角藤 Tên khoa học: Morinda umbellata L. Họ khoa học: thuộc họ cà phê – Rubiaceae. Cây Mặt quỷ (Mô tả, hình ảnh cây Mặt quỷ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…). Mô tả: Cây mọc toả ra hay leo, tới 10m. Lá hình trái xoan ngược rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải-ngọn giáo, thót lại ở gốc, tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2-12,5cm rộng tới 4cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, gân phụ 4-6 cặp, cuống dài 1cm; lá kèm hình tam giác, cao 2-5mm. Hoa xếp thành đầu đường kính khoảng 6mm ở ngọn nhánh hay xếp hình tán. Hoa trắng, tràng có ống có lông ở vùng cổ, thuỳ 4 thon. Quả gồm những hạch dính nhau, rộng 8-10mm, gần hình cầu, dẹp, có bề mặt sù xì, với nhân cao 4mm, dày 2mm. Hạt 1 trong mỗi nhân. Ra hoa hầu như quanh năm. Bộ phận dùng: Rễ, lá và toàn cây – Radix, Folium et Herba Morindae Umbellatae. Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở ẤnÐộ, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp mọc ở các bờ đất dưới chân đồi ven suối, ven rừng đồng bằng, dưới tán các cây gỗ. Cũng gặp mọc bò trên các cây bụi ở nơi đất khô trãi nắng miền trung du từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Ninh Bình qua Thanh Hoá, Nghệ An đến Gia Lai. Thu hái rễ vào mùa xuân, mùa thu, rửa sạch, loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm, cắt ngắn rồi phơi. Thành phần hoá học: Rễ chứa glucosid và các dẫn xuất anthraquinone. Vị thuốc Mặt quỷ (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính vị: Vị cay, ngọt, tính hơi nóng Tác dụng: Tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, giải độc, ích thân, cường cân cốt. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da. Còn dùng tẩy giun sán. Ở Hoa Kỳ, rễ được dùng như một chất xổ mạnh. Ở ẤnÐộ, lá phối hợp với một số chất thơm sắc nước uống dùng trị ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị Đau lưng, tê thấp. Liều dùng 10-15g sắc uống. Ở Inđônêxia dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường bệnh tê phù, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. Ứng dụng lâm sàng của Mặt quỷ Chữa thấp khớp: Mặt quỷ, vỏ xà cừ, rễ Cỏ xước, rễ Chổi sể đồng 10g sắc nước uống. Trị thận hư eo lưng đau Vỏ rễ mặt quỷ 10g, thềm xương lợn, sắc nước uống. (Phúc Kiến trung thảo dược) Trị khớp đốt đau phong thấp: Rễ Dương giác đằng khô 20g, rượu nước sắc uống. (Phúc Kiến trung thảo dược) Tham khảo: Theo Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục: Tên gọi: Kê nhãn đằng còn gọi là Dương giác đằng, Bách nhãn đằng. Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, vỏ rễ. Tính vị: Hơi ngọt, ấm, có độc nhỏ Công dụng: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc trừ phong. Trị khớp đốt sưng đau, thận hư eo lưng đau. Quảng Tây dược thực danh lục Rễ có tác dụng Trừ phong thấp, tiêu sưng, trừ độc. Phúc Kiến trung thảo dược: Vỏ rễ: Trừ phong thấp, ấm khí thận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: