Chế độ ăn uống cho bệnh suy dinh dưỡng
- Phòng và điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ
- Ăn gì khiến con bạn thông minh hơn… ?
- Não bộ của con bạn sẽ được phát triển tối đa……
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng.
Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối…, vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.
Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ ăn” dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.
Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.
Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính.
Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam, liên quan đến hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên còn gọi là cam tích. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần.
Bệnh cam tích ở trẻ chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ khí cam, thời kỳ cam tích và thời kỳ cam khô. Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn; ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gầy, cơ bắp nhẽo, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ; thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn… Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác. Để phòng bệnh cam ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm. Xin giới thiệu một số món ăn – nước uống bổ dưỡng, chữa bệnh cam ở trẻ để các bà mẹ có thể tham khảo thực hiện.
1. Cháo ý dĩ:
– Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g.
– Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được.
– Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 – 20 ngày.
2. Cháo thịt cóc:
– Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ.
– Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng.
– Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.
3. Cháo củ mài:
– Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g.
– Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được.
– Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.
4. Cháo ếch:
– Ếch 1 con (150 – 200g), cà rốt: 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ.
– Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được.
– Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.
5. Cháo chim cút:
– Chim cút 1 con (250 – 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ.
– Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo.
– Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.
6. Bột chữa cam:
– Gạo nếp 200g, củ mài 50g, củ súng 15g, ý dĩ 10g, sơn tra 10g, trần bì 10g.
– Gạo nếp ngâm ngập nước một đêm vớt ra để ráo rồi rang trên lửa nhỏ cho vàng. Các thức khác đều sấy khô. Tất cả tán thành bột mịn.
– Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đầy, thêm chút đường hoà vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Cần uống liền 1 tháng.
7. Gan gà hấp:
– Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.
– Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị. Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ.
– Khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 – 10 ngày
8. Cá quả hấp:
– Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ.
– Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 – 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn.
– Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.
9. Bài thuốc với lươn
Trong y học cổ truyền, lươn được gọi với tên thuốc là hoàng thiện, thiện ngư. Lươn tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt. Thịt lươn ngon và bổ, còn là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người thiếu máu, gầy còm mệt mỏi; trẻ em gầy yếu, xanh xao, bụng ỏng đít beo. Thịt lươn cuốn lá lốt nướng ăn chữa tê thấp; hầm với rau dừa nước là thuốc bổ máu. Xương lươn đem phơi hoặc sấy khô giòn, rây bột mịn, uống với nước ấm chữa đau lưng, đầu lươn tính ôn bổ não.
* Bài 1
– Thịt lươn 300g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g; hành tây 25g, muối ăn vừa đủ.
– Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được.
– Cho trẻ ăn thịt lươn và nước.
* Bài2
– Lươn 1 con to, kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ.
– Lươn làm thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm; kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương dùng lửa lớn chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều là được.
* Bài 3: Chữa mồ hôi tay chân ra nhiều:
– Lươn 1con làm sạch, luộc qua, gỡ lấy thịt; ý dĩ nhân 20g để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột; gạo nếp 30g vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn chung 3 thứ, thêm ít muối, nấu với nước cho chín, ăn nóng.
10. Táo đỏ, đậu xanh hầm sườn heo
– Sườn heo 350g, táo đỏ 50g, đậu xanh 50g, nước 1200ml, muối 5g, bột gà 5g, đường 3g, gừng 10g.
– Rửa sạch sườn heo, chặt thành từng miếng nhỏ, táo đỏ rửa sạch, gừng thái lát. Bắc nồi lên bếp, cho nước, sườn, gừng, đậu xanh, táo đỏ đun sôi to lửa sau đó để lửa vừa trong 45 phút là được.
11. Mọc thịt nấm hương tươi
– Bột mỳ 600 g, thịt lợn (thịt nạc vai) 300g, măng 120g , nấm (khô) 15g, muối 6 gam , đường mạch nha 35g, mỳ chính 3g, nước tương 25g, hạt tiêu 2g, dầu vừng 25g, dấm 15g.
– Nấm hương, măng ngâm nước, rửa sạch, thái thành từng miếng hạt lựu; thịt lợn rửa sạch xay nhỏ. Cho thịt heo vào trong bát, cho thêm muối, bột ngọt, xì dầu, trộn đều cho thêm nước, đánh nhuyễn, thêm nấm, măng, dầu mè, hạt tiêu bột trộn đều. Thêm bột và dấm đánh đều, rồi viên thành từng viên nhỏ. Đun nước sôi rồi thả từng miếng mọc vào, khi sôi trở lại là có thể dùng được.
12. Cháo kê nấm hương
– Kê 50g, nấm hương (tươi) 50g
– Trước tiên cho kê vào nấu cháo, khi tương đối nhừ thì cho tiếp nấm hương vào nấu cùng.
13. Bò hầm lục vị:
– Thịt bò bắp 2.500 g, vỏ quýt khô 6g, thảo quả 10g, sa nhân 6g, riềng 6 g hạt tiêu 15g, gừng 50g, hành lá 50 g , muối 75g.
– Thịt bò lọc bỏ hết màng, gân, rửa sạch chần qua nước đun sôi, vớt ra để ráo nước thái thành miếng to. Lấy hạt tiêu, vỏ quýt, thảo quả, sa nhân,riềng nghiền thành thành bột, sau đó lấy nước gừng, hành tây trộn với bột cho thêm 75 g muối thành hỗn hợp bột. Lấy thịt bò trộn đều vào hỗn hợp bột trên, ướp kín khoảng 2 ngày, dùng nước rửa sạch, để ráo, cho vào lò nướng chín.
14. Cháo thịt bò băm nhỏ lòng đỏ trứng:
– Thịt bò 100g, gạo 100g, lòng đỏ trứng 30g, hành tây 10 g, vừng trắng 5g, xì dầu 10g, muối 3g.
– Vo sạch gạo để ráo trong khoảng nửa giờ; thịt bò rửa sạch băm nhỏ; hành tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào nồi lượng dầu thích hợp, cho thịt và hành vào xào thơm, cho thêm chút xì dầu vào đảo đều. Sau đó, thêm gạo và nước vào đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 40 phút.Cho muối vào rồi múc ra, cho thêm lòng đỏ trứng vào đánh đều.Cuối cùng cho thêm vừng vào là có thể ăn được
Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II)
1. Trẻ dưới 6 tháng:
Ở lứa tuổi này trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Nếu mẹ đủ sữa hoặc ăn sữa bột công thức đúng phương pháp thì rất ít khi bị SDD. Vì vậy, nguyên nhân trẻ bị SDD ở lứa tuổi này là do thiếu sữa cho nên thức ăn dùng cho trẻ tốt nhất là sữa.
Trường hợp mẹ bị thiếu sữa thì bên cạnh việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng) cần phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ
Nếu gia đình có điều kiện thì dùng sữa bột giàu năng lượng: Similacneosue pha đúng theo công thức hướng dẫn, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên 10 -12 bữa/24h.
Nếu không có điều kiện có thể dùng các loại sữa bột công thức dành cho trẻ < 6 tháng tuổi hoặc thay thế bằng sữa đậu nành: cứ 150g đậu nành chế biến thành 1 lít sữa + 35g dầu ăn và 100g đường cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.
Trong trường hợp trẻ không chịu ăn sữa, nếu trẻ đã tròn 4 tháng có thể dùng nước cháo xay pha sữa cho trẻ uống nhiều bữa trong ngày theo công thức sau đây:
– Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
– Thịt nạc: 30g
– Rau củ: 50g
Nấu chín xay nhuyễn thành 600 – 700ml nước cháo pha sữa theo tỉ lệ bình thường cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.
2. Trẻ từ 6 – 12 tháng:
Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ,
Trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng (Similacneosue) pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml
Cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).
3. Trẻ 13 -24 tháng:
6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng (Pediecare, Berlamin, Calosue, Makersue…)
9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
– Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
– Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
– Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
– Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
12h: Sữa: 200ml
14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
4. Trẻ 25 – 36 tháng:
7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.
Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau
20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê. Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Chế độ ăn phòng và điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ thiếu năng lượng, không thể tăng cân, không phát triển chiều cao và giảm trí thông minh.
Vì vậy chế độ ăn đối với trẻ suy dinh dưỡng là làm sao để khẩu phần ăn của trẻ có thể giúp trẻ tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể hoặc để tăng cường khả năng hấp thu bữa ăn tốt hơn.
Bài viết này chúng tôi cung cấp đến bạn đọc một số nguyên tắc xây dựng chế độ ăn giúp cải thiện nhanh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
* Cung cấp đủ năng lượng:
– Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… với đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, dầu ăn và rau quả.
– Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm. Chất đạm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, tôm, cua,… Chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu…
– Tinh bột: Gạo, khoai tây.
– Tăng chất béo như dầu, mỡ, bơ, vừng, đậu phộng… Lượng dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng gấp đôi so các loại chất khác như đạm và tinh bột cho trẻ. Dầu mỡ còn giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất khác tốt hơn như: sự hấp thu vitamin A, D phòng-chống được bệnh khô mắt, còi xương cho trẻ. Các mẹ nên cho thêm vào khẩu phần ăn của trẻ một thìa dầu ăn hoặc mỡ. dầu mỡ còn giúp. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn giành cho trẻ có thể dùng trộn ngay vào thức ăn sau khi đã nấu chín.
– Ăn nhiều rau xanh quả chín: rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng chứa nhiều vitamin, chất xơ và muối khoáng như các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau cải, mồng tơi…), cà rốt, bí đỏ, trái cây như đu đủ, chuối… Giúp phòng ngừa táo bón và giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
– Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu…
– Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt, men tiêu hóa… theo hướng dẫn của bác sĩ. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là thuốc bổ nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
* Bữa ăn cho trẻ
– Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi. Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cungcấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
– Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi:
+ Trẻ từ 6 tháng đến 7 tháng tuổi bú mẹ là chính, bổ sung từ 1 đến 2 bữa bột và nước hoa quả
+ Trẻ 8-9 tháng tuổi, bú mẹ, bổ sung 2-3 bữa bột đặc, nước hoa quả
+ Trẻ 10-12 tháng tuổi, bú mẹ, bổ sung 3-4 bữa bột đặc hoặc cháo, hoa quả nghiền
+ 1-2 tuổi, bú mẹ, 3 bữa chính, 2 bữa phụ, hoa quả
+ Từ 3 tuổi trở lên, cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn riêng và cho ăn thêm 2 bữa phụ như cháo, súp, sữa…
– Khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác. Sữa bột giàu năng lượng:
+ Trẻ < 1 tuổi: dùng sữa Similacneosue,
+ Trẻ > 1 tuổi: dùng sữa Pediesue, Pediecare, Berlamin, Calosue, Makersue…, hoặc các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi (nếu không có điều kiện có thể dùng sữa đậu nành).
– Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.
– Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối…, vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.
– Tuy nhiên, bữa phụ cần cách bữa chính khoảng 1,5 tiếng và không nên cho trẻ ăn quá nhiều ở bữa phụ vì như thế sẽ làm trẻ ngang dạ, ảnh hưởng tới bữa chính.
– Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính. Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm cho trẻ chán ăn hoặc ăn ít trong bữa ăn.
– Tránh ép con ăn mà nên tìm cách làm cho con thích thú với bữa ăn để tránh làm cháu bị biếng ăn do tâm lý.
– Cho trẻ ăn nhiều hơn trong thời gian bị bệnh và sau khi khỏi bệnh; đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy và sốt cao cần cho trẻ uống nhiều nước.
* Chế biến thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
– Nấu đặc vừa phải: Nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng cháo quá đặc trẻ sẽ khó nuốt. Do đó ta có thể dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
– Với trẻ ăn được cơm, tốt nhất là cho trẻ ăn cơm, cơm giúp trẻ no lâu.
– Không nên xay thức ăn quá nhuyễn vì trong quá trình xay, các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị chuyển hoá.
– Khi chế biến phải chú ý băm nhỏ (trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ), nấu mềm sao cho trẻ vẫn có cảm giác được nhai chứ không chỉ thụ động nuốt.
– Nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị.
– Luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
– Trong quá trình chế biến phải đảm bảo vệ sinh tránh gây rối loạn tiêu hóa, rửa tay sạch trước khi chế biến và trong khi cho trẻ ăn. Dụng cụ chế biến rửa kỹ, lựa chọn thực phẩm tươi mới và không có các loại hóa chất độc hại để chế biến thức ăn cho trẻ; không nên cho trẻ ăn bột ngọt, các loại thực phẩm để lâu, hạn chếcho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
– Mỗi lần cho ăn nên chế biến bữa ăn mới, không dùng thực phẩm cũ hâm nóng lại.
* Thực phẩm RUTFs
Trong những năm gần đây, thực phẩm trị bệnh (RUTFs) đã được sử dụng rộng rãi cho việc điều trị suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em. RUFs là loại thực phẩm rất tốt, đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vừa bị suy dinh dưỡng. RUFs bao gồm rau, chất béo, sữa và đường.
Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này là ngô và đậu tương.
Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đạm đậu tương có giá trị như đạm động vât. Còn trong hạt ngô có chứa flagellat 38%, abscisin 18%, protein từ 1,8 – 4,45% và tryptophan 0,4 – 1%… Chính vì thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ này mà ngô đã được dùng rất nhiều trong thành phần thức ăn bổ sung. Ngô vừa là món ăn ngon vừa giúp tái tạo và tăng cường năng lượng.
Mặt khác, trong ngô có chứa nhiều vitamin E và tốt cho tiêu hóa. Kết hợp ngô và đậu tương làm món ăn pha trộn thì nó rất có giá trị trong việc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em.
* Năng lượng cao và bánh quy (HEBs)
HEBs có thành phần chủ yếu là lúa mì. Trong khoảng 100gram bánh quy thì lúa mì cung cấp khoảng 10 – 15 gram protein. Ngoài ra, là các thành phần vitamin và khoáng chất khác. Bánh quy và năng lượng cao là những chất rất dễ hấp thu và nhanh chóng cải thiện mức độ dinh dưỡng cho trẻ.
* Vi bột hay “Sprinkles”
Đây là loại bột có chứa 16 vi sinh tố và khoáng chất. Nó được nấu ngay trước khi cho bé ăn. Bột này được nấu để cho bé một bữa ăn nóng, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Đồng thời, bột này có chứa men amylaza thủy phân tinh bột, làm bột lỏng ra nên có thể tăng lượng bột lên mà thể tích và độ lỏng không thay đổi. Trẻ ăn hết khẩu phần mà không bị tức bụng, hiệu suất chuyển hóa gluxit, protein tăng đáng kể.
Ngoài ra, hạt nảy mầm còn cung cấp thêm một số vitamin, các vi chất dinh dưỡng có tác dụng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.
Hạt nảy mầm gồm đỗ, ngô, lúa, giá đậu xanh. Với bát bột 200 ml, chúng có thể làm tăng lượng bột lên 2 – 3 lần mà vẫn giữ nguyên độ lỏng
* Phòng chữa bệnh cho trẻ
– Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ. Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng. Những loại thực phẩm nên dùng chotrẻ suy dinh dưỡng.
– Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đủ chưa, cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển hàng tháng. Nếu trẻ lên cân đều đặn là trẻ được nuôi dưỡng tốt, còn không lên cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng.
– Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không cần lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng KS đủ liều, đủ thời gian, chămsóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
-Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.