CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH CẢM CÚM

Cảm cúm là bệnh có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và công việc, cuộc sống khi mắc cảm cúm. Khi bị cảm cúm ngoài việc dùng thuốc, nghỉ ngơi hợp lý cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống.

Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa và chống chọi với bệnh cảm cúm tốt hơn.

Cháo hành nóng: Cháo hành nóng, tía tô là món ăn dễ tiêu hóa, giải cảm tốt – món ăn đặc biệt tốt cho người bị cảm cúm.

Cháo gà nóng, soup gà: Các nhà khoa học cho biết nước súp gà có thành phần của cysteine, một amino acid có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium trong tác dụng chống oxy hoá. Cysteine còn có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp, làm kéo dài thêm tình trạng cảm cúm.

Tỏi: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tỏi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại gia vị. Theo Đông y tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm các chứng cảm cúm.Hàng ngày có thể dùng tỏi để pha nước chấm hoặc trộn rau giúp phòng ngừa cảm cúm. Trong những đợt dịch cúm có thể sử dụng dung dịch tỏi pha loãng nhỏ mũi giúp ngừa cúm và ngặn chặn một số chứng nhiễm trùng hoặc các loại bệnh lây lan qua đường hô hấp.Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.Cũng có thể hít hơi tỏi qua mũi sau khi đun sôi khoảng 200g tỏi giã nát trong 300cc nước khoảng 10 phút.Hít thở sâu khi nước tỏi còn nóng thông qua 1cái phễu úp trên miệng ấm khi vừa bắt xuống.Độ nóng và hít sâu vừa với khả năng chịu đựng của cơ thể để tránh bị phỏng.

Sữa chua: Sữa chua giàu calcium, và những chất đạm dễ tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua đặc biệt tốt cho người già, trẻ em và những người bị cảm cúm.

Các loại cá, hải sản, nhất là hàu, ốc. Ngoài những loại chất đạm và chất béo hữu ích, những loại thực phảm này đặc biệt là hàu, có hàm lượng rất cao khoáng chất kẽm, yếu tố cần thiết cho việc sản xuất và hoạt hoá những tế bào của hệ miễn dịch. Chế độ ăn thiếu kẽm có liên quan đến việc suy giảm chức năng sinh dục cà cả khả năng miễn dịch của cơ thể.Không chỉ kẽm, những loại hải sản này còn có hàm lượng cao selenium, một chất chống oxy hoá mạnh. Selenium cũng có tác dụng kích thích hoạt động củahệ miễn nhiễm giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với bệnh cảm cúm.

Rau và hoa quả có màu xanh đậm, đỏ, vàng. Rau quả vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa tăng cường tính kiềm để ổn định độ PH giúp duy trì khả năng bình thường của chức năng miễn dịch. Đặc biệt, các loạiloại rau quả sậm màu, màuvàng, màu đỏ như các loại rau xanh, khoai lang, bí đỏ,cà rốt, bông bí, bầu, quả gấc, nho tím, dâu tây . . có hàm lượng cao những sinh tố C, A, chất beta caroten và nhiềuhợp chất chất chống oxy hoá khác có khả năng trung hoà những gốc tự do, bảo vệ màng tế bào giúp tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật tốt hơn.

Rong biển: Rong biển chứa hàm lượng vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, chất đạm dễ chuyển hóa rất cao, rong biển còn có nhiều sinh tố A và những carotenoids là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, bảo vệ màng tế bào.Những polysaccharides trong rong biển có tác dụng tăng cường tính miễn dịch và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với những thay đổi của môi trường.

Hạnh nhân: Hạnh nhân chứa hàm lượng vitamin E cao, giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh cảm cúm.

Sô cô la đen: Lượng cacao đen trong sô cô la đen hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào T và gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thêm một lượng socola vừa phải trong món tráng miệng mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh cảm cúm.

Kinh nghiệm:

Theo kinh nghiệm ngoài việc dùng thuốc và có chế độ ăn uống thích hợp thì người bệnh có thể nhờ người thân đánh cảm tại nhà:

Trường hợp người bệnh bị cảm lạnh có thể đánh cảm bằng rượu gừng, hoặc bằng lòng trắng trứng gà với thanh bạc, hoặc rang muối nóng lên cùng lá ngải cứu + mấy lát gừng. Người bị cảm sau khi được đánh cảm sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi đánh cảm nên uống 1 cốc trà gừng ấm hoặc ăn một bát cháo tía tô nóng sẽ giúp ra mồ hôi, dễ chịu hơn.

Trường hợp bị cảm nóng, cảm nắng có thể đánh cảm bằng chanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: