ÁP THỤ DIỆP

Áp thụ diệp

Tên khác Tên thường gọi: Áp thụ diệp còn gọi là Án thụ diệp, Lam an diệp, Bạch đàn, Bạch đàn xanh, Dầu gió, Khuynh diệp. Tên khoa học: Eucalyptus Globulus Labill. Họ khoa học: Họ Đào kim nương (Myrtaceae). Cây Áp thụ diệp (Mô tả, hình ảnh cây Áp thụ diệp, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả: Cây cao tới 10m hoặc hơn. Cành non có 4 cạnh. Lá non mọc đối, không có cuống, phiến lá hình trứng hoặcgiống hình trái tim, mầu lục, mỏng,như có sáp, dài 10-15cm, rộng 4-8câm. Lá già mọc riêng biệt,so le, hình liềm, cuống ngắn, cong, phiến lá hẹp,tròn, không cạnh , dài 16-25cm, rộng 2-5cm. Phiến lá soi lên sáng thấy rõ những điểm trong trong , đó là những túi tinh dầu. Hoa mọc đơn độc ở nách lá , cuống rất ngắn, hình 4 cạnh. Quả không cuống, hình cầu hoặc hơi dài, có 4 múi, có hoa từ tháng 7 đến tháng 10. Phân bố Cây được trồng khắp cả nước. Thu Hái và chế biến Hái lá gần mùa hè, lựa những lá hình lưỡi liềm, không dùng lá non, phơi trong râm cho khô. Cất kín để dùng. Bộ phận dùng làm thuốc Dùng lá hoặcchế thành tinh dầu. Thành phần hóa học: Trong lá chứa 0,92 – 2,89% tinh dầu, chủ yếu gồm 1,8% Cineole, Pinene, Aromadendrene, Cuminaldehyde, Pinocarveol, 1-Acetyl – 4 – Isopropylidene Necyclopentene, Rutin, Quercitrin, Quercetin, L ( + ) – Homoserine, Eucalyptin, Tanin. Trong vỏ cây có Guaiacol. Loại Bạch Đàn cho Cineol: Lá Bạch Đàn xanh chứa tinh dầu,chất vô cơ, Tanin, chất nhựa, chất đắng, Acid Phenol, hợp chất Flavonoid là Heterozid của Quercetin, Eucalyptin, Heterozid Phenolic. Hàm lượng tinh dầu là 2%. Tinh dầu là chất lỏng, trong, không mầu hoặc mầu vàng nhạt, có mùi đặc biệt của Cineol, không có múi tinh dầu thông. Tinh dầu chứa Hydrocarbon Terpenic, Terpineol, Alcol Sesquiterpenic, Aldehyd, Ceton 1 – 8 Cineol. Hàm lượng Cineol phải đạt 60%. Loại Bạch Đàn cho Citronela: Lá Bbạch đàn chanh trồng được 3 năm chứa 1,3% tinh dầu, với những hằng số lí học và chỉ số hóa học như sau :n D20 1,4574, D20 0,871 Tác dụng dược lý: – Theo ‘Trung Dược Đại Tự Điển’: + Có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn ( Streptococoque ). + Giải độc tố trùng uốn ván(Tétanos ), bạch hầu. + Chích dưới da thỏ 0,2ml/kg để gây độc tố , cho uống dịch sắc Án diệp, thấy có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng. + Dầu Lam án ( Oleum Eucalypti) 6% cho vào thực quản có khả năng kháng khuẩn kết hạch ( H37Rv). -Theo ‘Trung Dược Học’: + Eucalyptus Globulus có tác dụng : Ức chế mạnh vi trùng gram +, tụ cầu trùng vàng, phế cầu khuẩn và Streptocoque B. Nước sắc lá 6% hoặc 10% ức chế BK rõ. -Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’: + Eucalyptus Tereticornis ( vỏ thân ) có tác dụng chống ung thư thực nghiệm đối với Carcinosarcoma 256 trên chuột. + Eucalyptus Robusta ( lá và vỏ thân ) có tác dụng gây đông tinh dịch động vật đực là có ảnh hưởng trên huyết áp súc vật thí nghiệm. Vị thuốc Áp thụ diệp (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính Vị + Vị cay, đắng, tính mát (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị đắng, tính ấm ( Quảng Tây Trung Dược Chí ). + Vị đắng, tính ấm, không độc ( Tứ Xuyên Trung Dược Chí ). + Vị đắng, cay, tính mát ( Vân Nam Trung Dược Chí). Công dụng: + Sát trùng, diệt muỗi. Trị tiêu chảy, Kiết lỵ, lao phổi, giun kim, vết thương lở loét hôi thối, bỏng nóng. Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’ : + Lá Bạch đàn dùng dưới dạng thuốc hãm (20g trong 1 lít nước ), sirô và cồn thuốc (1/5) làm thuốc bổ, Chữa ho, giúp tiêu hóa. Cồn thuốc, 2-10ml trong nước sôi, dùng để xông mũi chữa cảm sốt. Tinh dầu, dùng bôi ngoài. + Tinh dầu từ Eucalyptus Camaldulensischo kết quả khá quan trọng trong điều trị lỵ mạn tính. + Eucalyptus Globulus được xử dụng rộng rãi làm chất diệt muỗi, chấy, rận, bọ chét. + Tinh dầu Bạch đàn được dùng tại chỗ làm thuốc sát khuẩn, đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trênvà trong 1 số bệnh ngoài da. Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ô liu, dùng làm thuốc gây xung huyết da để điều trị bệnh Thấp khớp. Tinh dầu cũng được dùng dưới dạng thuốc mỡ để trị bỏng, dùng bên trong làm thuốc gây long đờm trong trường hợp phế quản viêm mạn, hen. + Lá khô Eucalyptus Globulus được dùng dưới dạng cồn thuốc để chữa hen, phế quản viêm mạn và lao. Tinh dầu dùng trị các bệnh đường hô hấp. Liều dùng: Ngày dùng 12 – 20g. Tham khảo: Bạch đàn có nhiều loại : 1.Bạch Đàn Chanh ( Eucalyptus Citriodora Hook . f. ). 2.Bạch Đàn Lá Liễu ( Eucalyptus Exserta F. V. Muell). 3.Bạch Đàn Đỏ (Eucalyptus Robusta Smith). 4.Khuynh Diệp Sả ( Eucalyptus Resinefera Sm.). 5.Khuynh Diệp (Eucalyptus Globulus Labill). 6.Bạch Đàn Trắng ( Eucalyptus Camaldulensis Dehnhardt). 7.Bạch Đàn Lá Nhỏ ( Eucalyptus Tereticonis Sm). Một số cây dễ nhầm lẫn : ·Bạch Đàn Hương (Santalum Album L.), chưa phát hiện được ở Việt Nam. ·Tràm (Melaleuca Leucadendra L.) : tinh dầu tràm cũngthường được gọi là tinh dầu khuynh diệp. Đôi khi có những trường hợp bị ngộ độc do tinh dầu Bạch đàn với triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, kèm theo muốn nôn và nôn. Cũng có thể có hiện tượng Chóng mặt và nhược cơ. Một trong những triệu chứng sớm nhất là cảm thấy ngạt thở. Ở một số bệnh nhân có đặc ứng, liều điều trị bình thường cũng gây viêm da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Lưu ý: